Các doanh nghiệp hy vọng vào một kỳ họp 'gỡ khó'
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội các tháng đầu năm 2024 khá tích cực, với GDP quý 1/2024 tăng gần 5.7%. Nhiều chỉ số kinh tế 4 tháng đã có sự cải thiện.
"Sức khỏe" cộng đồng doanh nghiệp hồi phục với 81,3 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường, tăng 3% so với cùng kỳ; vốn FDI rót mạnh vào Việt Nam đạt 9,3 tỷ USD, tăng 4,5%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD, cho thấy bức tranh khá ấn tượng trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn.
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và giữ nguyên quan điểm về tăng trưởng với nhiều hứa hẹn phục hồi. Chúng tôi thấy sự phục hồi ở các đơn hàng của các doanh nghiệp sản xuất, trong ngành nông nghiệp. Vì vậy về tổng thể Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay".
Tuy nhiên, mỗi tháng trung bình có khoảng 86,4 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 12,2%. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn tại kỳ họp này, bên cạnh việc thảo luận, xem xét về những khó khăn hiện hữu, Quốc hội cần xem xét những rủi ro, thách thức xuất phát về thể chế, quy định pháp luật, hay điều hành của các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty Selex Motor, cho rằng: "Chính sách hỗ trợ cho các bên sản xuất để có thể tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn cũng như có chính sách về thuế phí như hạ thuế nhập khẩu, thuế VAT. Những cái đấy sẽ hỗ trợ sản xuất và chúng ta kích cầu từ hai phía, khuyến khích cả nhà sản cuất và tiêu dùng. Tôi kỳ vọng Quốc hội và Chính phủ kỳ tới họp sẽ có những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển".
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/7, sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là sự nỗ lực của Chính phủ để đưa Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng thay vì thời điểm đầu năm 2025.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định: "Đáng chú ý là vấn đề tiếp cận đất đai vẫn là cản trở lớn của các nhà đầu tư. Cho nên chúng tôi rất hi vọng Luật Đất đai 2024 và các nghị định hướng dẫn vào 1/7 này sẽ giải quyết vân đề này, đây là vấn đề lớn trên thực tiễn".
Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có một môi trường kinh doanh thuận lợi. Muốn vậy, phải dựa trên những văn bản pháp luật, chính sách có tính chất dài hạn, dựa trên những nguyên tắc nhất quán trong điều hành.
Ngày 21/11, Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sunbay Ninh Thuận, do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Việc các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường xây lắp dự kiến khoảng 33,5 tỷ USD và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt vô cùng tiềm năng mà dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mang lại, đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.
Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã:BSR) thông báo đã hoàn thành mục tiêu sản lượng năm 2024, đạt 5,73 triệu tấn sản phẩm vào ngày 18/11, sớm 43 ngày so với kế hoạch.
Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.
Bộ Tài chính vừa kết luận việc thanh tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, từ ngày 21/6/2024 đến ngày 2/8/2024.
0