Các hãng nội địa chỉ đang khai thác 170 máy bay

Các hãng hàng không Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu máy bay trầm trọng. Số máy bay hiện tại các hãng đang khai thác thực tế chỉ có 170 chiếc. Giá thuê động cơ máy bay Airbus A321 tăng gấp đôi so với năm 2019, giá thuê tàu bay Boeing B-787 cũng ở mức cao.

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, tính đến ngày 08/5/2024, tổng số máy bay đang khai thác của các hãng hàng không nội địa dao động từ 165 - 170 chiếc, giảm khoảng 40 chiếc so với số máy bay khai thác trong năm 2023.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm số lượng máy bay của các hãng hàng không nội địa là do những máy bay được trang bị động cơ Pratt&Whitney PW1100 đang phải tháo động cơ để kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu, nhằm khắc phục lỗi sản xuất. Tại Việt Nam, các động cơ này đang được sử dụng trên các máy bay A321NEO mà Vietnam Airlines và Vietjet đang khai thác. Thời gian triệu hồi sửa chữa có thể kéo dài từ 140 - 160 ngày, thậm chí lên đến 365 ngày.

Nhiều máy bay cần thời gian dài để sửa chữa. Giá thuê động cơ và tàu bay cũng đang ở mức cao.

Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, giá thuê động cơ đối với Airbus A321 là 80.000 - 100.000 USD/tháng, tăng gấp đôi so với năm 2019. Giá thuê máy bay Boeing B-787 là 160.000 USD/tháng vào năm 2022, hiện tăng lên 370.000 USD/tháng. Giá phụ tùng vật tư tăng từ 10 - 13% so với thời điểm trước năm 2019. Thực tế này khiến các hãng hàng không cân nhắc việc thuê thêm máy bay.

Các hãng hàng không cần chủ động xử lý để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Để xử lý tình trạng thiếu hụt máy bay và đáp ứng nhu cầu thị trường, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng hàng không chủ động kế hoạch khai thác và có phương án dự phòng bổ sung số lượng máy bay bị thiếu hụt do dừng bay. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại các quy trình để giảm thời gian quay đầu máy bay tại sân bay (từ 45 xuống còn 35 phút), tăng thời gian bay đêm và đưa máy bay thân rộng vào khai thác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh tại Km1168 + 700 (tỉnh Phú Yên) hiện vẫn chưa được khắc phục và chưa dự kiến được thời gian thông đường. Chính vì vậy, ngành Đường sắt đã tổ chức chuyển tải hành khách đi tàu bằng ô tô từ ga La Hai đến ga Tuy Hòa và ngược lại.

Mặc dù Bell 212 nhanh chóng trở thành 'ngựa thồ' trong ngành công nghiệp trực thăng với số lượng đơn đặt hàng lớn, nhưng theo dữ liệu thống kê của trang Aviation Safety, đã có 430 tai nạn liên quan đến dòng máy bay trực thăng này, trong đó hàng loạt vụ gây chết nhiều người.

Chiếc trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran bị rơi hôm 19/5 là dòng Bell 212 của Mỹ và được sản xuất từ... năm 1968.

Hãng Airbus vừa cho ra mắt mẫu máy bay lai trực thăng hoàn toàn mới được thiết kế để tăng tốc nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp, giảm 20% lượng khí thải ra môi trường.

Mi-4 – trực thăng vận tải được Liên Xô tài trợ đã tháp tùng Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác từ những năm 1959 cho đến tận khi Bác ra đi. Đây cũng là một trong những chiếc máy bay thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay của Liên Xô thời bấy giờ.

Vận đen của Boeing có vẻ vẫn chưa kết thúc khi hãng lại gặp thêm một sự cố hàng không. Boeing liên tục gặp vấn đề với các dòng máy bay chứ không chỉ dừng lại ở dòng 737 MAX.