Các hộ gia đình buộc phải có lối thoát hiểm thứ 2
Tại một chung cư mini trên địa bàn quận Hoàng Mai, lối thoát nạn thứ 2 đã được lắp đặt trên tầng 6. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, cư dân có thể di chuyển lên mái nhà để chờ lực lượng chức năng đến ứng cứu. Tại một chung cư mini khác, không chỉ 1 mà đến 3 lối thoát hiểm đã được trang bị.
Ông Phạm Chung Thủy, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai cho biết: “Tất cả các phòng tôi đều đã thiết kế lô gia, trong trường hợp khẩn cấp có thể ra lô gia để thoát nạn, và có các hướng thoát hiểm ra các mái nhà hàng xóm, hoặc có thể dùng thang dây để đi xuống đất”.
Tuy nhiên, không phải hộ dân nào cũng chấp hành nghiêm túc quy định. Thực tế những vụ cháy ở Trung Kính, Định Công Hạ hay trên đường Phạm Văn Đồng mới đây, thiệt hại có thể đã giảm thiểu đáng kể nếu những ngôi nhà được bố trí lối thoát hiểm an toàn. Một vấn đề thiết thân đối với mỗi gia đình nhưng chẳng ai quan tâm.
Ông Hoàng Ngọc Khánh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai cho biết: “Bây giờ để tất cả các hộ gia đình có được lối thoát nạn thứ 2 là một vấn đề không đơn giản. Tại vì nhiều hộ sâu trong ngõ, trong hẻm không có mặt tiền thì thoát vào đâu và thoát như thế nào?”.
Có thể thấy, vấn đề ở đây không chỉ dừng lại ở ý thức của người dân, mà còn là sự thiếu trách nhiệm, chưa sâu sát của chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng. Từ đó, cần phải có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm. Thậm chí với trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, phải xử lý hình sự mới đủ sức răn đe.
Ông Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia pháp lý bất động sản, cho biết: “Những chế tài xử phạt trong lĩnh vực PCCC, chúng ta đã có đủ, từ dân sự liên quan đến bồi thường, từ hành chính phạt tiền hay thậm chí là hình sự. Trong điều 310 Bộ luật hình sự còn quy định hình phạt rất nặng đối với những người vi phạm về PCCC, thậm chí có thể mức phạt lên đến 12 năm tù trong trường hợp gây thiệt hại lớn về người hoặc tài sản”.
Quy định của pháp luật đã rất rõ ràng. HĐND Thành phố cũng đặt mục tiêu 100% nhà ở mở lối thoát nạn thứ 2. Nhưng để thực hiện cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành. Bởi những chuồng cọp hay cửa sổ bị bịt kín tại nhiều ngôi đang vi phạm cả về trật tự xây dựng và luật PCCC nhưng lực lượng chức năng vẫn làm ngơ, không xử lý.
Trong 18 huyện và thị xã thuộc thành phố Hà Nội, Thanh Trì có giá đất vừa điều chỉnh cao nhất, tăng bình quân 190%.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2030.
Sau các vụ cháy nổ nghiêm trọng gây thiệt hại về người, việc mở lối thoát nạn thứ 2 và bảo đảm thông thoáng lối thoát nạn càng trở nên cấp thiết. Tại nhiều địa bàn, người dân đã bước đầu nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này.
Giá nhà tăng quá cao, nhiều người chọn phương án thuê nhà, khiến thị trường nhà cho thuê trở nên sôi động trong thời gian qua.
Quận Hoàng Mai vừa thông báo hoãn cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với gần 4,4ha đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại phường Hoàng Liệt. Theo kế hoạch, cuộc đấu này được tổ chức vào chiều hôm nay.
Cục Đăng ký dữ liệu và thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tính đến ngày 20/12, cả nước còn 405 huyện chưa xây dựng xong cơ sở dữ liệu giá đất.
0