Các khu trượt tuyết tại Italia đóng cửa vì không có tuyết

Trong khi tuyết phủ trắng nhiều vùng tại châu Á, thì tại châu Âu, nhiệt độ tăng đã khiến nhiều khu trượt tuyết không còn tuyết. Các doanh nghiệp và người dân cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến tuyết đang dần biến mất trong mùa đông.

Các thiết bị trượt tuyết nằm im trên bãi cỏ của núi Terminillo, cao 2.217 mét ở dãy Apennines, một nơi đã từng là điểm đến yêu thích của những người trượt tuyết đến từ thủ đô Rome.

Năm nay các cửa hàng, quán bar tại khu trượt tuyết này gần như đóng cửa, không có ai đến thuê thiết bị hay mua đồ uống nóng trên đường leo núi.

Ông Vincenzo Regnini Chủ tịch Công ty dịch vụ trượt tuyết cho biết: "Chúng tôi thiếu một thứ quan trọng đối với một cơ sở trượt tuyết, đó là tuyết. Thật không may, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi trong năm nay".

Ông Regnini cho biết nhiệt độ cao khiến tuyết không rơi, thậm chí còn khiến việc tạo ra tuyết nhân tạo bằng súng đại bác là không thể.

Ông Vincenzo Regnini Chủ tịch Công ty dịch vụ trượt tuyết chia sẻ thêm: "Làm tuyết đòi hỏi nhiệt độ ít nhất gần 0 độ. Tuần trước nhiệt độ là 12 độ C. Có vẻ như có một số ý kiến rộng rãi rằng xu hướng khí hậu đang dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ".

Nhiệt độ tăng cao đe dọa ngành trượt tuyết trên toàn thế giới. Tại Italia, nhiều khu nghỉ dưỡng ở độ cao tương đối thấp ở dãy Apennines cũng như dãy Alps, bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Theo dữ liệu từ tổ chức vận động hành lang Xanh Legambiente của Italia, khoảng 90% đường trượt tuyết ở nước này sử dụng tuyết nhân tạo, so với 70% ở Áo, 50% ở Thụy Sĩ và 39% ở Pháp.

Italia sẽ tận dụng Thế vận hội mùa đông Milano-Cortina vào năm 2026 để giới thiệu các điểm đến thể thao mùa đông mang tính biểu tượng của mình, nhưng với lượng tuyết rơi ngày càng giảm, ngày càng nhiều khu nghỉ dưỡng đang xem xét các nguồn doanh thu du lịch thay thế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố New York, Mỹ, hiện là thành phố giàu nhất thế giới khi có khoảng 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú (tính bằng USD). Người dân thành phố này đang sở hữu số tài sản hơn 3.000 tỷ USD, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil, Italia hoặc Canada.

Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỷ yên (tương đương 12,9 tỷ USD) trong năm tài khóa 2024 để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và phương tiện di chuyển trong tương lai.

Giới chức Brazil cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này.

Litva, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết sẵn sàng triển khai lính tới Ukraine để làm nhiệm vụ huấn luyện, bất chấp Nga phản đối ý tưởng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ ngừng cung cấp đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công thành phố Rafah ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Biden công khai cảnh báo Israel về việc ngừng cung cấp vũ khí và sử dụng ngôn từ quyết liệt nhất, cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.

Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn các dự luật gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày. Đây là cuộc bỏ phiếu thứ 11 của Quốc hội Ukraine nhằm gia hạn thiết quân luật và huy động quân kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.