Các kịch bản của bão Saola khi vào Biển Đông

Theo chuyên gia thời tiết, việc tương tác với một cơn bão khác ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương khiến bão Saola có diễn biến khó lường. Cơ quan khí tượng đưa ra 3 kịch bản của bão sau khi vào Biển Đông.

Bão Saola sẽ đi vào Biển Đông

Theo trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Saola đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin).

Hồi 19 giờ  vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 122,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.

Dự báo đường đi của bão Saola lúc 20hngày 29/8. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia.

Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển Bắc Tây Bắc, khoảng 10 km/h, trong 24-48 giờ tới bão di chuyển Tây Bắc, 10-15 km/h, di chuyển vào Biển Đông và có khả năng cao đây sẽ là cơn bão số 3 trong năm 2023.

Bão Haikui xuất hiện ở Tây Bắc Thái Bình Dương

Cùng với hoạt động của bão Saola thì lúc này ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, cách bão Saola khoảng 1500km về phía Đông cũng đang tồn tại một cơn bão mạnh khác, có tên quốc tế là Haikui.

Bão Haikui mới hình thành, cường độ mạnh cấp 8, sự xuất hiện của bão Haikui sẽ tạo ra hiệu ứng bão đôi trên Tây Bắc Thái Bình Dương khiến cho đường đi của bão Saola sẽ có những diễn biến phức tạp vì sự xuất hiện của bão Haikui sẽ tương tác với bão Saola tạo ra hiệu ứng bão đôi, hay còn gọi là hiệu ứng Fujiwara.

Với tương tác Fujiwara xuất hiện thì đường đi của bão Saola đã có nhiều thay đổi, dự báo ban đầu bão đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào khu vực Phúc Kiến (Trung Quốc), nhưng trong 1-2 ngày gần đây bão Saola dự báo của các Trung tâm dự báo bão quốc tế bắt đầu có sự thay đổi về hướng dịch chuyển, lệch hơn về phía Nam và đi vào Biển Đông trong khoảng 30 đến 48 giờ tới.

Dự báo kịch bản đường đi của bão Saola

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão Saola sẽ có 3 kịch bản sau khi di chuyển vào Biển Đông.

Kịch bản 1: Đi vào ven biển Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó đổi hướng và có khả năng đi dọc ven biển qua Hồng Kông - Ma Cao.

Kịch bản 2: Bão theo hướng Tây Tây Bắc, sau đổi hướng di chuyển theo phía Tây, hướng về khu vực Lôi Châu (Trung Quốc).

Kịch bản 3: Bão sẽ đổi hướng, di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, đổ bộ vào khu vực giữa Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc), suy yếu và tan dần.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh: Hoài Linh

Ông Tuấn cho hay, do có nhiều yếu tố chi phối nên chưa có dự báo nào chắn chắn về hướng di chuyển của bão số 3 trong 3-5 ngày tới. Cần phải tiếp tục theo dõi và cập nhật.

Trước mắt, cần lưu ý những nguy cơ tác động trên vùng biển phía đông của Bắc Biển Đông trong 2 ngày tới.

Ảnh hưởng của bão Saola

Trong ngày hôm nay hoàn lưu phía tây của bão Saola sẽ ảnh hưởng tới khu vực phía Đông Bắc của đảo Lu-Dông (Philippin) gây mưa dông mạnh, gió mạnh; từ đêm nay trở đi hoàn lưu của bão Saola sẽ bắt đầu tác động đến khu vực phía Đông của vùng biển Bắc của Biển Đông, khiến cho khu vực vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông từ đêm nay (29/8) gió mạnh cấp 6, từ chiều và đêm 30/8 mạnh lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-12, sau tăng lên cấp 13-15, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ ngày 31/8: cảnh báo ở khu vực phía Bắc của Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão cấp 14-15, giật trên cấp 17. Sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão sóng cao từ 6-8m.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 17/11, vị trí tâm siêu bão Man-yi ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Đông Nam đảo Luzon (Philippines).

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.

Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.

Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.

Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.