Các làng nghề mây tre đan sản xuất giỏ quà Tết
Hàng năm cứ đến tầm tháng 11, 12, không khí làm việc ở làng nghề mây tre đan Yên Kiện (huyện Chương Mỹ) lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người chẻ tre, người đan giỏ, người hoàn thiện sản phẩm… mỗi người một việc, khẩn trương cho kịp các đơn hàng phục vụ Tết.
Theo chia sẻ của một số người dân, công việc đan lát hàng mây tre tuy không nặng nhọc nhưng cần sự tỉ mỉ, khéo léo, kỹ thuật và kinh nghiệm. Để đan được một chiếc giỏ quà Tết, cần trải qua nhiều công đoạn, từ chẻ nan, lên hình, lên khung và quấn quai… và mỗi một nhân công sẽ phụ trách một công đoạn.
Chị Phạm Thi Hồng, chủ một cơ sở sản xuất giỏ tre lâu năm cho biết, bình thường cơ sở sản xuất của gia đình chị có khoảng 15 nhân công làm việc thường xuyên. Tuy nhiên, dịp này, số lượng đơn hàng Tết rất lớn, nên số công nhân được huy động để đan giỏ đã lên tới hơn 45 - 50 người. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn hàng, cơ sở của chị cũng thường xuyên phải tăng ca.
Cũng giống như xưởng mây tre đan nhà chị Phạm Thị Hồng, từ khoảng 2 tháng nay, xưởng nhà chị Lại Thị Hường cũng tất bật sản xuất các mẫu giỏ quà Tết. Hầu như ngày nào gia đình chị cũng phải làm tăng ca tới hơn 10 giờ đêm mới xong việc. Khác với các hộ sản xuất giỏ mây tre đan thông thường trong làng, gia đình chị Hường năm nay đầu tư vào loại giỏ có thiết kế và phụ kiện đi kèm cao cấp hơn để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng ưa thẩm mỹ.
Những năm gần đây, giỏ quà Tết thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe được nhiều người tiêu dùng quan tâm thay thế cho túi nilong. Giỏ quà được làm bằng nan tre đang được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, đặc biệt là có thể tái sử dụng những chiếc giỏ quà này làm giỏ đựng trái cây, giỏ trồng cây trang trí trong nhà, giỏ đựng đồ… Theo các chủ cơ sở sản xuất, năm nay, nhu cầu mua giỏ tre tăng cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.
0