Các nước NATO yêu cầu công dân rời Liban

Trước bối cảnh Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện, nhiều nước thành viên NATO đã yêu cầu công dân rời khỏi Liban.

Một số thành viên NATO, bao gồm Mỹ, đã ban hành cảnh báo du lịch đến Liban, kêu gọi công dân của mình ngay lập tức rời khỏi quốc gia này trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah ủng hộ Palestine.

Đại sứ quán Mỹ tại Liban đã ban hành cảnh báo du lịch ngày sau đó, kêu gọi người Mỹ "xem xét kỹ lưỡng việc đi du lịch đến Liban". "Môi trường an ninh vẫn phức tạp và có thể thay đổi nhanh chóng", đại sứ quán Mỹ tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Anh đã khuyến cáo công dân "không nên đi du lịch đến Liban do những rủi ro liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra" giữa Israel và Hezbollah. Những cảnh báo tương tự cũng được nhiều nước đưa ra, như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Na Uy và Đan Mạch, cũng như các quốc gia không thuộc NATO như Ireland và Australia.

Tập đoàn hàng không quốc gia Đức Lufthansa ngày 29/7 cho biết đã đình chỉ năm tuyến bay đến và đi từ Beirut của các hãng hàng không thuộc tập đoàn này, bao gồm Swiss International Air Lines, Eurowings và Lufthansa, cho đến ngày 30/7, để phòng ngừa trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Israel và Hezbollah.

Cao nguyên Golan bị tấn công hôm 27/7.

IDF và Hezbollah đã có các cuộc giao tranh lẻ tẻ kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra vào tháng 10/2023. Nhóm vũ trang này đã nhiều lần bắn rocket và đạn cối vào các vị trí của Israel để khẳng định sự đoàn kết với Hamas và người Palestine ở Gaza, khiến IDF trả đũa bằng hỏa lực pháo binh và không kích.

Đáp lại cuộc tấn công hôm 27/7 ở cao nguyên Golan, Israel đã đe dọa Hezbollah bằng "cuộc chiến toàn diện", trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Israel cho biết nhóm này đã "vượt qua mọi ranh giới đỏ và Israel sẽ có phản ứng đáp lại".

Nội các an ninh Israel đã họp vào tối 28/7 và trao cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant quyền quyết định thời gian và phạm vi của các hành động quân sự tiếp theo.

Căng thẳng leo thang nhanh chóng vào ngày 27/7, khi một cuộc tấn công bằng tên lửa đã khiến 12 trẻ em thiệt mạng tại thành phố Majdan Shams của người Druze, ở cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết Hezbollah đã bắn tên lửa Falaq-1 do Iran sản xuất từ miền nam Liban. Tuy nhiên, lực lượng Hezbollah đã phủ nhận mọi sự liên quan đến cuộc tấn công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.

Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.

Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.

Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.