Các nước phương Tây viện trợ xe tăng cho Ukraine

Ngay từ những ngày đầu xung đột, chính quyền Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần kêu gọi Mỹ và châu Âu cung cấp loại xe tăng hiện đại do phương Tây sản xuất. Đến nay, khi chiến sự bước sang tháng thứ 11, lời kêu gọi này dường như mới được đáp ứng. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số quốc gia thành viên mới đây đã cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng hơn cho Ukraine. Chính phủ Anh tuyên bố sẽ viện trợ 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, trong khi Mỹ, Pháp và Đức cam kết cung cấp xe chiến đấu bộ binh.

Gần một năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, các nhà phân tích quân sự phương Tây lo ngại Moscow sẽ phát động một cuộc tấn công mới trong vài tuần hoặc vài tháng tới, lợi dụng thời điểm nguồn dự trữ đạn dược của Kiev đang cạn kiệt. Một số nước thành viên NATO đã đặc biệt lo lắng về viễn cảnh này, nổi lên mạnh nhất là Anh.

Ngày 15/1 vừa qua, Văn phòng Thủ tướng Anh Rishi Sunak xác nhận London sẽ gửi 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cùng 30 khẩu pháo tự hành AS90 đến Ukraine. Thông báo cũng cho biết Anh sẽ gửi thêm đạn dược và chịu trách nhiệm huấn luyện kíp lái là các binh sĩ Ukraine, vốn đã quen với các hệ thống do Liên Xô sản xuất. 

Phản ứng trước thông tin này, giới chức Nga nhấn mạnh các xe tăng Challenger 2 không có khả năng giúp lực lượng vũ trang Ukraine lật ngược tình thế trên chiến trường, nhưng chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp cho pháo binh Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Những chiếc xe tăng đó có thể bốc cháy, và chúng sẽ bốc cháy như những vũ khí khác.”

Việc Nga tự tin xe tăng của Anh sẽ không tạo ra sự khác biệt là có cơ sở. Với chiến trường rộng lớn như miền đông Ukraine, 14 xe tăng Challenger 2 là rất mỏng nếu phân bổ cho toàn bộ điểm nóng. Ukraine có thể tập hợp tất cả để tạo mũi nhọn tấn công nhưng sẽ tạo rủi ro toàn bộ có thể bị phá hủy nếu Nga phản kích. 

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, những xe tăng chiến đấu chủ lực mà London gửi cho Kiev sẽ là những xe tăng hạng nặng đầu tiên của phương Tây đến Ukraine, mở đường cho một loạt động thái tương tự khác.  

Giảng viên Đại học Matthew Sussex nhận xét: “Quyết định của Anh sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong NATO về việc gửi gì cho Ukraine”.

Giới quan sát cho rằng động thái của Anh sẽ tạo ra một "liên minh xe tăng cho Ukraine" trong tương lai gần. Đã có một số cuộc thảo luận giữa Pháp, Đức, Ba Lan cùng vài nước khác về việc này trong thời gian qua. Sau cuộc gặp ngày 11/1 với những người đồng cấp Ukraine và Litva tại thành phố Lviv của Ukraine, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố Ba Lan sẽ chuyển giao xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine như một phần của "một liên minh". 

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho hay: “Một đại đội xe tăng Leopard sẽ được chuyển giao như một phần của việc xây dựng liên minh. Chúng tôi muốn đây sẽ là một đội xe tăng quốc tế, và chúng tôi quyết định đưa ra những đóng góp đầu tiên”.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck hôm 12/1 tuyên bố nước này sẽ không cản đường khi các nước khác quyết định ủng hộ Ukraine. Tuyên bố của ông Habeck là một tín hiệu quan trọng, bởi các nước như Ba Lan muốn gửi xe tăng Leopard 2 bắt buộc phải xin phép quốc gia sản xuất là Đức. Leopard 2 là xe tăng hiện đại nhất châu Âu, được đánh giá cao hơn Challenger 2. 

Trước đó, hôm 5/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ gấp rút gửi xe chiến đấu bọc thép AMX-10 RC cho Ukraine. Chỉ một ngày sau đó, Đức và Mỹ thông báo sẽ gửi xe chiến đấu bộ binh cho Kiev. Những động thái này đánh dấu một bước leo thang cực kỳ nghiêm trọng trong cuộc xung đột.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine mà không có sự tham gia của Nga sẽ đều vô nghĩa.

Quân đội Israel cho biết đang tiếp tục hoạt động quân sự ở trung tâm dải Gaza. Lực lượng Israel đã tiêu diệt một số chiến binh vũ trang Palestine và tiến hành không kích nhiều mục tiêu quân sự của Hamas, bao gồm các cơ sở quân sự như trạm quan sát và địa điểm phóng tên lửa.

Bộ trưởng Quốc phòng Thu Điển Pal Jonson cho biết Stockholm không loại trừ khả năng cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, nước này ưu tiên đóng góp tài chính để có thể cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không bổ sung.

Hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies công bố hôm thứ Ba (23/4) cho thấy lều trại đã được mở rộng gần Khan Younis và Rafah, ở Dải Gaza. Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 7 tháng 4, các khu vực này đang trống, ngày 23 tháng 4 có thể nhìn thấy nhiều lều trắng. Đó được xem là dấu hiệu cho thấy Israel chuẩn bị tấn công lớn vào Rafah. Lực lượng Phòng vệ Israel nói với AP rằng họ không xây dựng các khu lều trại này.

Quân đội Nga hôm 22/4 thông báo đã giành được làng Novomykhaidivka, cách thành phố Donetsk khoảng 40 km.

Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Luxembourg để thảo luận về việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine. Động thái diễn ra trong bối cảnh Hạ viện Mỹ mới đây đã thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó phần lớn là dành cho Ukraine. Điều này được giới phân tích nhận định sẽ khiến xung đột giữa Nga và Ukraine thêm trầm trọng.