Các toa tàu đặc biệt trong Lễ hội thiết kế, sáng tạo
Khuôn viên của Nhà máy xe lửa Gia Lâm là không gian chính của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Để đến đây trải nghiệm những hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn, ngoài việc di chuyển bằng xe buýt, xe máy hay ô tô cá nhân, các bạn sẽ có thêm một lựa chọn khác, đó chính là đi tàu hỏa.
Không chỉ đóng vai trò là chuyến tàu kết nối du khách đến với các di sản của Thủ đô, trên những chuyến tàu đặc biệt này, ngành đường sắt đã dành riêng một số toa xe để làm khu vực sinh hoạt cộng đồng cho hành khách. Tại đây, không gian nghệ thuật đã được sắp đặt một cách khéo léo và lôi cuốn.
Trên tàu sẽ trưng bày các tác phẩm của triển lãm "Chuyển động ngoại biên" với những sáng tác được gắn cố định lên mặt kính của các ô cửa sổ tàu. Triển lãm là cơ hội để khán giả ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật thị giác độc đáo thông qua việc tạo ra không gian trưng bày nhấn mạnh vào mối tương quan giữa sự chuyển dịch của đô thị và tâm tưởng nghệ thuật. Qua đó, du khách được thấy cách các nghệ sĩ truyền tải sự đối thoại của nghệ thuật với chuyển động của đời sống.
Với giá vé 20.000đ, du khách có thể di chuyển trên chuyến tàu này và ngắm phố phường Hà Nội dưới một góc nhìn mới lạ, độc đáo. Mỗi ngày, sẽ có 4 chuyến tàu “Hành trình di sản” được tổ chức. Mỗi chuyến được thiết kế 5 toa chở khách với 280 ghế ngồi. Như vậy, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, sẽ có hơn 10.000 vé cho người dân trải nghiệm chuyến tàu hỏa đặc biệt này. Các tàu LH3 và LH5 sẽ kết nối ga Hà Nội và ga Gia Lâm vào buổi sáng, trong khi đó, tàu LH4 và LH6 sẽ hoạt động vào buổi chiều, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan lễ hội từ các khu vực khác nhau.
TIN LIÊN QUAN


Nhiều đô thị trên khắp thế giới ngày càng trở nên đông đúc và chật chội dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông đường bộ. Vì vậy, để di chuyển giữa các điểm trong thành phố, giao thông đường thuỷ ngày càng được quan tâm và phát triển. Nắm được xu hướng này, một công ty của Thuỵ Sĩ đã phát triển thành công một mẫu phà có thể di chuyển nhanh chóng, thuận tiện, hơn nữa còn rất thân thiện với môi trường.
Chiếc máy bay lai điện có thể bay đường băng ngắn đầu tiên trên thế giới vừa được một công ty hàng không Mỹ thử nghiệm thành công. Vậy nó có gì đặc biệt?
Mới đây, chiếc Boeing 787 Dreamliner đầu tiên của hãng Norse Atlantic đã hạ cánh thành công xuống Nam Cực.
Giống như mọi phương tiện giao thông khác, máy bay cũng sẽ có lúc hỏng hóc, gặp trục trặc về động cơ hoặc kĩ thuật. Vậy khi đó, chúng sẽ được sửa chữa ở đâu?
Phương tiện Switchblade của công ty Samson Sky chính thức cất cánh một năm sau khi được cấp phép từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và 14 năm sau lần đầu ra mắt. Phương tiện ba bánh có thể chạy trên đường phố biến đổi thành máy bay tốc độ 322 km/h chỉ với một nút bấm.
0