Các vi khuẩn dễ gây ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Liên quan đến vụ việc 367 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán Trâm Anh ở Nha Trang, cơ quan chức năng xác định vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus là tác nhân gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

Các bác sỹ cho biết, có nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm dễ gây ngộ độc. Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến, nấu nướng như bảo quản không đúng cách, không nấu chín kỹ, tay bẩn chạm vào thức ăn, thực phẩm quá hạn sử dụng, lây nhiễm chéo...

Vi khuẩn Salmonella

Theo các chuyên gia y tế, Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh xuất phát từ nguồn thực phẩm ô nhiễm (bị nhiễm phân người hoặc phân động vật) mà người bệnh ăn phải.Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh) có thể từ 6 giờ - 6 ngày.

Khi nhiễm khuẩn Salmonella, bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng.

Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi nhiễm khuẩn Salmonella bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Tuy nhiên, có tới 8% trường hợp vi khuẩn đi sâu vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và dễ tử vong, đặc biệt khi vi khuẩn quá nhiều, cơ thể yếu.

Thông thường, người bệnh bị nhiễm khuẩn salmonella sẽ có xu hướng nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm tiêu chảy; đau quặn bụng; sốt; buồn nôn; nôn mửa; ớn lạnh; đau đầu; xuất hiện máu trong phân. Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định.

Vi khuẩn Bacillus cereus 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh cho biết, vi khuẩn Bacillus cereus là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu, xếp sau Salmonella. Bacillus cereus phổ biến trong môi trường, trong phân, đất, nên dễ bị nhiễm vào thực phẩm. Khuẩn này có khả năng tồn tại ở dạng bào tử và đề kháng với nhiệt cao.

Bacillus cereus phát triển tốt nhất trong khoảng từ 4 đến 48 độ C, sinh sôi nhiều trong khoảng 28 đến 35 độ C. Thực phẩm chứa độc tố của vi khuẩn này thường gây hai dạng ngộ độc. Dạng thứ nhất, độc tố gây buồn nôn, nôn ói, đau bụng, khởi phát nhanh trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Dạng thứ hai xảy ra chậm hơn, từ 6 đến 15 giờ, gây tiêu chảy khi vi khuẩn ở trong đường ruột. Điều quan trọng, thức ăn chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi, tiết ra độc tố gây độc (nếu thức ăn này đã nhiễm Bacillus cereus trước đó).

Thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt thì càng dễ ngộ độc. Vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng (dù hiếm gặp), tùy thuộc vào cơ địa và cách xử trí ban đầu, điều trị cấp cứu...

Vi khuẩn Bacillus cereus. Ảnh: Food Safety News

Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng)

Chuyên gia y tế cho biết vi khuẩn tụ cầu vàng thường có trong các loại thực phẩm như thịt gia cầm, các loại đồ hộp... Nguồn lây chính là do vệ sinh kém trong quá trình chế biến hay bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, có thể lây chéo từ các thực phẩm hết hạn sử dụng...

Tụ cầu vàng khi xâm nhập cơ thể sẽ phát triển và sản xuất ra nhiều nội độc tố, có thể gây các triệu chứng của bệnh đường ruột. Biến chứng nặng có thể gây ngộ độc cấp như tiêu chảy, choáng, nôn và sốt.

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)

Vi khuẩn E. coli thường xuất hiện trong sản phẩm tươi sống, thịt bò, sữa tươi, nước trái cây, phô mai, trái cây và rau sống... Các triệu chứng khi mắc E.coli thường là buồn nôn và nôn, tiêu chảy ra nước hoặc máu tùy vào loại E. coli. Người bệnh có thể khởi phát sau 3-4 ngày ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn và kéo dài triệu chứng từ 5-10 ngày.

Khuẩn E. coli lây nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ, người già dễ trở nặng và gặp biến chứng nghiêm trọng như hội chứng tán huyết ure. Hội chứng này khiến các tế bào hồng cầu bị tổn thương gây suy thận.

Vi khuẩn E coli

Những lưu ý phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chọn mua thực phẩm từ các nguồn uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến bằng nước sạch, đặc biệt là các loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn như thịt, gia cầm, hải sản, trứng, rau củ quả.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh. Rửa tay kỹ trước và sau khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống.

- Rửa sạch các bề mặt, dụng cụ chế biến thức ăn trước và sau khi sử dụng.

- Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính không tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm.

- Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được chế biến. 

- Nấu chín kỹ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn.

- Thức ăn đã nấu chín phải được bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh. Ăn ngay khi vừa nấu xong (trong 2 giờ đầu). Đun chín kỹ mọi loại thức ăn trước khi sử dụng lại.

- Không sử dụng các thức ăn quá hạn, thức ăn ôi thiu.

- Chỉ sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Không sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã hết hạn sử dụng.

- Thực phẩm chế biến sẵn nên kiểm tra kỹ nhãn mác trước khi mua. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn đã hết hạn sử dụng.

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi tuyệt đối không nên chạm vào các nhóm động vật thuộc nguy cơ cao./.

 (Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.

Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.

Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.