Cách bao sái ban thờ ngày cuối năm

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các gia đình Việt thường tiến hành bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ, đồng thời thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Người bao sái nên là người chủ trong gia đình và thực hành bao sái ban thờ trong trạng thái thân tâm sạch sẽ.

Thông thường mọi người sẽ tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời, với ý niệm ban thờ đã gọn gàng sạch sẽ sau khi các ông trở về. Thời gian tốt nhất là từ 6 giờ - 11 giờ 55 hoặc 13 giờ - 17giờ 55. Nên tránh thời gian 12 giờ trưa và sau 18 giờ tối.

Trước khi bao sái ban thờ, gia chủ nên chuẩn bị đĩa hoa quả và thắp nén hương khấn để xin phép các quan thần linh và gia tiên.

Hướng dẫn cách bao sái ban thờ

Bước 1: Trước khi bao sái, rút chân hương, cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở rộng các cửa trong nhà. Chuẩn bị trước đĩa hoa quả tùy tâm, rượu trắng, một củ gừng còn vỏ giã nát và khăn sạch. Bạn giã gừng rồi đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn.

Bạn nên chuẩn bị trước một thau nước sạch, khăn sạch, rượu và gừng đã giã nát.

Bước 2: Thắp một nén hương, khấn xin phép các quan thần linh và gia tiên để được bao sái ban thờ. Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp.

Bước 3: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống. Cần chuẩn bị bàn to và cao, hạ đồ thờ cúng xuống rồi để ngay ngắn lên bàn.

Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không làm vội vàng, phải xếp ngay ngắn, trang nghiêm.

Bước 4: Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương tránh cho bát hương bị xê dịch.

Lấy tay rút tỉa từng chân hương cho tới khi chân hương còn số lẻ. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương tượng trưng cho "ngũ hành tề tụ". Bát hương khác để lại 3 chân hương hàm ý “sinh tài”. Lưu ý khi tỉa chân nhang, nhiều nơi quan niệm rằng phải giữ cho bát nhang bất động, không bị xê dịch, xoay mặt đi hướng khác.

Chỗ chân hương rút ra sau đó nên đem hóa hết. Vun tàn hương gọn gàng. Lấy một khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống, rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương là hoàn thành.

Gia chủ bày xong đồ thờ cúng, nên thắp hương khấn xin thỉnh các quan thần linh và gia tiên về.

Bước 5: Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo gia chủ đã xong việc./.

Tết đến Xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết  luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những ‘bí kíp’chế biến các món ăn truyền thống.

Để được thảnh thơi mà vẫn có một cái Tết trọn vẹn hãy đón xem CẨM NANG ĐÓN TẾT trên Hanoionline.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhắc tới bánh chưng là mong tới Tết. Càng ngày, bánh chưng càng phổ biến, dễ tìm mua. Nhưng được tận tay gói những bánh chưng truyền thống, vuông vắn vẫn là cảm giác thật ấm áp, tự hào bên gia đình và người thân.

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các gia đình Việt thường tiến hành bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ, đồng thời thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Chơi hoa Tết mỗi nhà, mỗi vùng miền lại có những sở thích, đặc trưng khác nhau. Những bình hoa Tết cổ truyền của người Hà Nội thường có hai xu hướng: lọ hoa tổng hợp (với lay-ơn, thược dược, violet...) và bình hoa đơn loại. Để có được bình hoa đẹp trang hoàng rực rỡ cho ngôi nhà của bạn trong dịp Tết đến Xuân về, bạn hãy tham khảo hai cách cắm dưới đây,.

Chơi quất đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong những ngày Tết ở Hà Nội. Một cây quất cảnh đẹp để bày ngày Tết phải hội tụ đủ các yếu tố như quả xanh, quả chín, lá xanh, lộc, hoa. Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ và nếu như trên cây có độ một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa như các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc

Theo phong tục của người dân miền Bắc, cùng với quất cảnh, đào là một loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết. Bởi người xưa quan niệm, gỗ đào và màu rực rỡ của hoa đào có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, nhiều tài lộc và bình yên cho năm mới.

Đã thành tập tục trong đời sống tinh thần của người Việt, trong nghi thức cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp của mỗi gia đình không thể thiếu cá chép. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là phương tiện để ông Táo về trời. Nhưng để chọn cá được đẹp, cũng như cách thả cá đúng cách sau nghi thức cúng như thế nào thì không phải ai cũng biết.