Cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình
Chiều 27/9, UBND tỉnh Thái Bình có thông tin chính thức về kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 tại tỉnh; kết quả xem xét, xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo, quản lý và kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sau kết luận thanh tra.
Với quan điểm chỉ đạo mọi hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đều phải bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trên cơ sở kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các bước, quy trình, thủ tục để xem xét, xử lý cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.
Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng kỷ luật công chức lãnh đạo quản lý, ngày 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành các quyết định kỷ luật đối với công chức lãnh đạo, quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, bị kỷ luật cách chức. Bà Trần Thị Bích Vân, Phó Giám đốc, bị khiển trách. Ông Đặng Xuân Phong, Phó Giám đốc cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Sở phải thực hiện kiểm điểm rút kinh nghiệm tại Hội nghị kiểm điểm đối với công chức lãnh đạo quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Đối với những tổ chức, cá nhân thuộc, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo có hành vi vi phạm được nêu tại các kết luận thanh tra, UBND tỉnh chỉ đạo Sở xem xét, xử lý theo trình tự, thủ tục, theo phân cấp và thẩm quyền, bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, nghiêm minh và đúng pháp luật. Sau khi có kết quả, Sở báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
Tỉnh Thái Bình khẳng định, việc xử lý đối với các cá nhân để xảy ra vi phạm thể hiện tinh thần giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe nhưng cũng hết sức cương quyết và nghiêm minh; cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm đã tự nhận thức đầy đủ nhận trách nhiệm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trước đó, tỉnh Thái Bình xôn xao khi gần 1.600 học sinh bị sai điểm thi lớp 10 do ghép phách nhầm. Tổng điểm xét tuyển của 1.589 em bị sai. Trong đó, 252 em từ trượt thành đỗ công lập, số ngược lại cũng tương tự.
Sau thanh tra, Sở công bố lại điểm thi của các thí sinh và tổ chức xét tuyển theo quy định. Tổng số thí sinh được phê duyệt trúng tuyển là 16.287. Trong 260 thí sinh từ đỗ thành trượt, 141 em nhập học lớp 10 trường tư, 73 em học giáo dục thường xuyên. Với 16 em còn lại, ba em không nhập học, 13 em không đăng ký trường nào, từ trước khi thanh tra.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
0