Cách gói bánh chưng đơn giản, vuông đẹp cho ngày Tết

Nhắc tới bánh chưng là mong tới Tết. Càng ngày, bánh chưng càng phổ biến, dễ tìm mua. Nhưng được tận tay gói những bánh chưng truyền thống, vuông vắn vẫn là cảm giác thật ấm áp, tự hào bên gia đình và người thân.

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Để chuẩn bị gói bánh chưng, 4 nguyên liệu cơ bản nhất cần có gồm: Lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn

1. Lá dong: Các bạn nên chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói.

Rửa sạch lá dong.

Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói. Lá dong càng sạch, bánh sẽ càng xanh, không bị thiu.

2. Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy. Ngon nhất là nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng vừa thơm vừa dẻo. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn.

Vo đi vo lại tới khi nước trong vắt, bánh mới không bị thiu và dễ lại gạo.

3. Đỗ xanh: Đỗ xanh đã tách vỏ, cần ngâm ít nhất 3h. Tương tự như gạo, đỗ cũng phải đãi kỹ, nước trong, đảm bảo cho nhân bánh thơm ngon.

Bạn cho đỗ vào đồ chín, rồi đánh tơi và nặn thành những viên tròn, to. Có nhiều nhà vẫn gói bánh từ đỗ sống đã tách vỏ. Tuy nhiên, việc nắn đỗ như vậy sẽ giúp chia tỉ lệ nhân những chiếc bánh vừa vặn, và dễ gói hơn.

Đỗ sau khi nấu chín, tán nhuyễn và vo tròn thành từng viên.

4. Thịt ba chỉ: Thịt lợn chọn để gói bánh rất quan trọng, nên là miếng thịt ba chỉ, nạc mỡ đan xen. Thịt mới, hồng hào, không bị hôi.

Cắt thịt thành những miếng có độ dài 10cm, độ dày 3-5 cm. Uớp thịt theo tỉ lệ: 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh muối, 3 thìa canh hạt tiêu và ướp tối thiểu một tiếng.

Thịt lợn cắt miếng và tẩm ướp trước khi gói bánh.

Hướng dẫn cách gói bánh chưng

Gói bánh bằng tay, không dùng khuôn là kiểu gói truyền thống, chắc chắn và tiện lợi hơn rất nhiều đối với những người đã quen tay.

Bước 1: Bạn chọn 3 chiếc lá xếp theo chiều ngang. Lá cuối cùng úp mặt xanh bóng xuống dưới để làm lớp vỏ bọc ngoài cho đẹp. Hai lá trên lật mặt xanh bóng lên trên, mặt có gân xuống dưới thì khi gói sẽ đỡ bị rách. Tiếp tục đặt một chiếc lá theo chiều dọc, hướng mặt xanh bóng lên trên.

Bước 2: Múc một bát gạo đổ lên trên lá, kế tiếp bẻ một nửa quả đỗ đặt lên trên.

Bước 3: Đặt 2 miếng thịt ba chỉ vào giữa nhân bánh. Tiếp tục phủ lên trên thịt nửa nắm đỗ còn lại. Và đổ một bát gạo lên trên cùng là hoàn thành nhân.

Bước 4: Cuộn lá dong lên theo chiều ngang. Chú ý gấp những mép thừa của lá vào trong. Cuộn một đầu lá dong lên để dựng bánh thẳng đứng. Gấp các mép lá vào bên trong. Công đoạn này cần nhiều sự tỉ mỉ, chắc tay để lá không bị rách, nhân bánh không bị bung ra khi luộc.

Gập chiếc lá cuối cùng để đảm bảo bánh được chắc chắn, mặt xanh bóng ở bên ngoài giúp chiếc bánh màu đẹp hơn.

Bước 5: Cuối cùng, bạn lựa 4 dây lạt và buộc chắc tay, 2 dây ngang, 2 dây dọc.

Với những người mới gói, cố gắng luyện tập vài chiếc bánh chắc chắn thao tác của bạn sẽ thuần tục và nhanh chóng hơn rất nhiều. Và thành phẩm là những chiếc bánh chưng vuông vức, đẹp mắt, đều tăm tắp.

Hướng dẫn luộc bánh

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc nồi cao để luộc bánh. Bạn đặt xuống dưới và bao quanh nồi một vài lớp lá dong, để khi luộc lâu bánh không bị cháy.

Bước 2: Xếp bánh thẳng đứng, khít vào nhau nhưng không chặt quá để khi luộc bánh có độ nở nhưng không xê dịch.

Xếp bánh vừa khít vào nhau nhưng không chặt quá, rồi đổ nước ngập mặt bánh.

Bước 3: Đổ nước ngập quá mặt bánh, đun lửa to đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa. Bánh chưng khi luộc nước lúc nào cũng phải vượt quá mặt bánh, nên bạn cần chuẩn bị 1 nồi nước bên cạnh.

Bước 4: Kiểm tra bánh thường xuyên, khoảng 1 tiếng 1 lần để chắc chắn về mực nước.

Luộc bánh ít nhất 12 tiếng để có thành phẩm là những chiếc bánh rền, xanh, mềm thơm, không bị lại gạo.

Bạn hãy thử làm theo những hướng dẫn trên để có những chiếc bánh chưng xanh ngon, vuông vức và đẹp mắt. Chúc các bạn có những phút giây quây quần bên gia đình, gói những chiếc bánh chưng xanh, đón Tết thật ấm áp!

Tết đến Xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết  luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những ‘bí kíp’chế biến các món ăn truyền thống.

Để được thảnh thơi mà vẫn có một cái Tết trọn vẹn hãy đón xem CẨM NANG ĐÓN TẾT trên Hanoionline.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhắc tới bánh chưng là mong tới Tết. Càng ngày, bánh chưng càng phổ biến, dễ tìm mua. Nhưng được tận tay gói những bánh chưng truyền thống, vuông vắn vẫn là cảm giác thật ấm áp, tự hào bên gia đình và người thân.

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các gia đình Việt thường tiến hành bao sái bàn thờ và rút tỉa chân hương để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ, đồng thời thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Chơi hoa Tết mỗi nhà, mỗi vùng miền lại có những sở thích, đặc trưng khác nhau. Những bình hoa Tết cổ truyền của người Hà Nội thường có hai xu hướng: lọ hoa tổng hợp (với lay-ơn, thược dược, violet...) và bình hoa đơn loại. Để có được bình hoa đẹp trang hoàng rực rỡ cho ngôi nhà của bạn trong dịp Tết đến Xuân về, bạn hãy tham khảo hai cách cắm dưới đây,.

Chơi quất đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong những ngày Tết ở Hà Nội. Một cây quất cảnh đẹp để bày ngày Tết phải hội tụ đủ các yếu tố như quả xanh, quả chín, lá xanh, lộc, hoa. Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ và nếu như trên cây có độ một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa như các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc

Theo phong tục của người dân miền Bắc, cùng với quất cảnh, đào là một loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết. Bởi người xưa quan niệm, gỗ đào và màu rực rỡ của hoa đào có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, nhiều tài lộc và bình yên cho năm mới.

Đã thành tập tục trong đời sống tinh thần của người Việt, trong nghi thức cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp của mỗi gia đình không thể thiếu cá chép. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là phương tiện để ông Táo về trời. Nhưng để chọn cá được đẹp, cũng như cách thả cá đúng cách sau nghi thức cúng như thế nào thì không phải ai cũng biết.