Cách khắc phục cho đôi môi nứt nẻ vào mùa đông
Nguyên nhân gây nứt nẻ môi
Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị khô và nứt nẻ, bao gồm: Liếm môi thường xuyên (viêm da do liếm môi); Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu sắt; Nhiễm trùng cục bộ do mụn rộp và nấm candida miệng (nhiễm trùng nấm men ở môi); Phản ứng tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng; Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; Uống thuốc, đặc biệt là retinoids… Thông thường, môi nứt nẻ là do không khí khô. Vào mùa đông, bạn có thể nhận thấy môi mình bị nứt nẻ thường xuyên hơn.
Những cách khắc phục môi nứt nẻ tại nhà
- Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi… là một trong những cách đơn giản nhất để chữa lành đôi môi nứt nẻ tại nhà. Vaseline cũng có tác dụng tốt, do có thể giữ ẩm lâu hơn sáp hoặc dầu. Nên tránh dùng son dưỡng môi có tinh dầu bạc hà và khuynh diệp. Mặc dù cảm giác nóng, ngứa ran liên quan đến son dưỡng môi có các loại tinh dầu này, thường khiến bạn cảm thấy như chúng đang phát huy tác dụng, nhưng thực tế chúng lại gây khó chịu. Thay vào đó bạn hãy tìm những nguyên liệu thận thiện hơn như: Dầu thầu dầu, Ceramid, Dimethicone, Dầu khoáng… Hãy sử dụng những sản phẩm không có mùi thơm, không thuốc nhuộm và không gây dị ứng. Bạn cũng có thể tìm mua son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng, giúp ngăn ngừa tình trạng môi nứt nẻ do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nhẹ nhàng tẩy tế bào chết: Tẩy da chết là chà nhẹ nhàng làn da để loại bỏ các tế bào da chết. Môi nứt nẻ sẽ thường xuyên nứt nẻ và bong tróc. Tẩy tế bào chết cho môi có thể giúp điều trị và ngăn ngừa môi nứt nẻ.
- Các biện pháp tự nhiên giúp điều trị đôi môi nứt nẻ, bao gồm sử dụng: Nha đam, Dầu dừa, Mật ong, Dưa chuột, Trà xanh…
+ Thoa gel lô hội, dầu dừa và mật ong trực tiếp lên môi (tránh sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi). Những sản phẩm tự nhiên này giúp dưỡng ẩm cho làn da nứt nẻ.
+ Dưa chuột có khả năng hydrat hóa tự nhiên, vì vậy uống nước ép hoặc ăn cả quả có thể giúp tăng cường quá trình hydrat hóa và chữa lành vết thương.
+ Trà xanh có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Điều này có thể làm dịu đôi môi khô, nứt nẻ. Một số người đặt túi trà đã ngâm lên môi để làm dịu. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà xanh.
-Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước có thể giúp khắc phục đôi môi nứt nẻ. Đặt mục tiêu uống 1,5 -2 lít nước/ngày để giữ nước cho cơ thể.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí khô góp phần gây khô da, bao gồm cả khô môi, nên dùng máy tạo độ ẩm sẽ giúp ích khi bị nứt nẻ môi. Giữ máy tạo độ ẩm sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh có thể tích tụ trong máy.
- Tránh hút thuốc: Hút thuốc có nhiều tác động xấu với da, bao gồm cả da khô. Hút thuốc sẽ phá vỡ các sợi đàn hồi trên da, thu hẹp mạch máu và làm giảm vitamin A. Nó cũng làm chậm khả năng tự chữa lành của cơ thể. Bỏ hút thuốc sẽ có lợi cho làn da và đôi môi của bạn.
Lưu ý, điều trị tại nhà thường giải quyết tình trạng môi nứt nẻ trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, khi các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và có thể cần điều trị nhiễm trùng hay dị ứng khi cần thiết./.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.
Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
0