Cách sử dụng Vitamin E đúng cách

Vitamin E có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và làn da của con người. Đặc biệt, loại vitamin này còn đồng hành với rất nhiều chị em trong quá trình làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và oxi hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả.

Vitamin E giúp làn da của chị em mịn màng, tươi trẻ.

Những tác dụng và cách sử dụng Vitamin E

Mặc dù vitamin E có những tác dụng tốt như chống viêm, chống oxy hoá mạnh, bảo vệ các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tái tạo da, chống lão hóa da... nhưng khi dùng cũng phải đúng và đủ liều, không nên lạm dụng. Trong trường hợp điều trị, tùy mục đích sử dụng mà hàm lượng vitamin E nên dùng ở mỗi người lại khác nhau. Ví dụ:

- Đối với da khô, nên dùng 180-400UI/ ngày.

- Dùng trong gan nhiễm mỡ 800 UI/ ngày (có thể sử dụng cùng Omega-3).

- Phụ nữ mang thai: Trước hoặc 3 tháng đầu thai kỳ nên dùng 180UI/ngày để chống dọa sảy thai, bảo vệ thai nhi.

- Với người u xơ tử cung, u nang buồng trứng, vitamin E có khả năng làm giảm khối u, giảm bớt khả năng khó chịu. Liều dùng ngày 800UI.

- Trường hợp kinh nguyệt không đều và hay đau bụng kinh nên dùng vitamin E 400UI/ngày.

Sau tuổi 30, chị em nên bổ sung vitamin E.

Một số lưu ý khi sử dụng Vitamin E

- Không nên dùng vitamin E liều cao kéo dài, không sử dụng liều quá 800UI/ngày. Nên dùng theo lộ trình 1-2 tháng, sau đó nghỉ một tháng rồi dùng lại. Để phát huy hiệu quả, nên uống trong hoặc ngay sau ăn.

- Đối với làm đẹp, vitamin E có thể sử dụng dạng dạng bôi, tuy nhiên nên bôi với lượng mỏng tránh bít tắc lỗ chân lông.

- Đối với việc sử dụng vitamin E để chống lão hóa, nếu lạm dụng quá nhiều vitamin E thì gây tác dụng ngược, làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

- Không sử dụng vitamin E cùng lúc với vitamin K, aspirin, estrogen...

- Những người khỏe mạnh thì không nên bổ sung vitamin E tổng hợp, mà chỉ cần bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại dầu thực vật sẽ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E cho cơ thể. Cụ thể như: mầm lúa mì, đậu nành, dầu hướng dương mầm thóc, giá đỗ, một số loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, và nhiều loại trái cây.

Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm.

- Vitamin E có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn/nôn, phát ban nhẹ. Một số tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gặp như: Đau bụng, cơ thể bị suy nhược, rối loạn tiêu hóa, dễ bầm tím, chảy máu, ảnh hưởng đến thị lực... Các triệu chứng trên sẽ hết khi ngừng sử dụng vitamin E. Nếu không thuyên giảm sau một thời gian ngừng thuốc, cần đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và có hướng điều trị.

- Cần phải đọc kỹ hướng dẫn trường khi sử dụng, tuân theo chỉ định về liều dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ. Đặc biệt cẩn trọng với loại vitamin E dạng dung dịch./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.