Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2023

Bắt đầu từ 8h sáng 18/07, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước đã chính thức tra cứu được điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.

Tuy nhiên, cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2023 cũng là vấn đề mà các thí sinh cần quan tâm để tính điểm của bản thân cho chính xác.

Đối với thí sinh học theo chương trình giáo dục trung học phổ thông, để được xét tốt nghiệp, thí sinh phải dự thi đủ 4 bài thi, trong đó có 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài tổ hợp khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) hoặc bài tổ hợp khoa học xã hội (địa lý, lịch sử, giáo dục công dân). Điểm thi của bài thi tổ hợp là điểm trung bình của 3 môn thi thành phần.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp như sau:

Thí sinh học theo chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi đủ 3 bài thi, trong đó có 2 bài thi độc lập là toán, ngữ văn và một trong hai bài thi tổ hợp khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên.

Cách tính điểm như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, kết quả của bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 70% trong tổng điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông, 30% còn lại được tính dựa trên điểm trung bình năm học lớp 12.

Điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông là tổng điểm của các bài thi cộng lại, cộng thêm điểm khuyến khích, ưu tiên, điểm nghề và được làm tròn 2 chữ số thập phân.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Như vậy, dù thí sinh có điểm thi của các môn cao tới đâu nhưng chỉ có 1 môn thi bị điểm liệt (bằng hoặc dưới 1,0 điểm), thí sinh cũng không đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.

Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.