Cách tính lãi kép của Eximbank khiến dư nợ tăng sốc

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank đang là cái tên thu hút sự chú ý nhất trong tuần qua. Một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank với dư nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng nhưng sau gần 11 năm không trả thì ôm khoản nợ hiện tại lên hơn 8,8 tỷ đồng.

Trong thông cáo báo chí gửi các báo ngay sau sự việc, Eximbank cho biết đây là khoản nợ quá hạn đã kéo dài gần 11 năm, ngân hàng này đã nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên, khách vẫn chưa có phương án xử lý nợ.

Phương thức tính lãi, phí là theo thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng, đúng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15/3/2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng.

Cách tính lãi kép của Eximbank khiến dư nợ tăng sốc

Câu chuyện giữa Eximbank và một khách hàng tại Quảng Ninh khiến nhiều người sử dụng thẻ tín dụng giật mình. Làm thế nào mà một khoản nợ 8,5 triệu lại phình to gấp hơn 1.000 lần như vậy.

Theo biểu phí mới nhất được đăng tải trên trang web của Eximbank, với hạn mức tín dụng chỉ có 10 triệu đồng, chủ thẻ này sẽ phải chịu các loại phí như phí tài chính 33%/năm, phí trễ hạn 5% số tiền thanh toán tối thiểu, phí vượt hạn mức 15%.

Tuy nhiên, theo đại diện một số ngân hàng, để dẫn đến dư nợ như vậy chỉ có thể là Eximbank đã áp dụng lãi suất kép, tức là tính lãi trên gốc + lãi thay chỉ tính lãi trên số nợ gốc ban đầu là 8,5 triệu đồng.

Khoản nợ 8,5 triệu lại phình to gấp hơn 1.000 lần như vậy.

Công thức lãi kép (lãi mẹ đẻ lãi con), phổ biến trong tài chính cá nhân, nhưng hầu như chỉ áp dụng với tín dụng đen, cho vay nặng lãi.  Còn trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng không phải là thông lệ.

Lãnh đạo trung tâm thẻ của nhiều ngân hàng cho biết, phần lớn các ngân hàng không tính theo phương pháp chồng lãi. Các ngân hàng thường áp dụng theo thông lệ là đối với một khoản nợ thẻ tín dụng đã bị chuyển thành nợ xấu thì các ngân hàng sẽ khoanh nợ sau khi tính cả gốc, lãi và tiền phạt. Từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chỉ đạo không áp dụng cách tính lãi chồng lãi khi cấp tín dụng cho khách hàng. Tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Eximbank miễn giảm là 1.424,8 tỷ đồng, bao gồm một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền chậm trả lãi.

Cuối năm 2023 vừa qua, Eximbank cũng vừa công bố xoá sạch nợ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. HAGL cho biết, tổng số tiền lãi được Eximbank miễn giảm là 1.424,8 tỷ đồng, bao gồm một phần lãi trong hạn, toàn bộ lãi quá hạn và tiền chậm trả lãi. 1.424,8 tỷ đồng, đây lại là một số tiền lãi khủng theo cách tính lãi của Eximbank.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 8/5, sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024" với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Sau khi tăng mạnh sáng qua, tới cuối giờ chiều cùng ngày, giá vàng SJC lại lập đỉnh mốc mới là 87,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?