Cách Trương Mỹ Lan điều hành toàn bộ hoạt động của SCB

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, để nắm quyền chi phối, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của SCB, Trương Mỹ Lan đã tuyển chọn, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB, trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng; tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB, để thông qua các cá nhân này điều hành toàn bộ hoạt động của SCB.

Hiện SCB đang là ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt do liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, để nắm quyền chi phối, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của SCB, Trương Mỹ Lan đã tuyển chọn, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB, trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng; tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB, để thông qua các cá nhân này điều hành toàn bộ hoạt động của SCB.

Cách Trương Mỹ Lan điều hành toàn bộ hoạt động của SCB

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xác định Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thành lập, sử dụng các Công ty “ma”, thuê/nhờ các cá nhân để đứng tên hồ sơ vay, cổ phần, tài sản đảm bảo, ký hợp thức chứng từ rút, nộp tiền để tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB.

Từ ngày 9/2/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền hơn 304.096 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền 129.372 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết luận, trong vụ án này, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần) qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực” để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động phục vụ cho các mục đích của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.