Cải cách hành chính vì người dân và doanh nghiệp

Năm 2023 đánh dấu một năm đầy nỗ lực, cố gắng của các cấp chính quyền, địa phương, đơn vị của thành phố Hà Nội trong công tác CCHC, với nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, thời gian qua, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác CCHC đã có nhiều thay đổi; góp phần xây dựng và củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp.

Chỉ vỏn vẹn 15 phút, chị Kiều Diễm ở Hoài Đức đã được cán bộ xử lý xong hồ sơ về đăng ký mã số hộ kinh doanh.

Chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo!  Rà soát, khắc phục những tồn tại!  Nhân rộng mô hình cải cách hành chính mới hiệu quả, phù hợp với phạm vi, thẩm quyền được giao. Những nỗ lực này khiến khối quận, huyện có sự thay đổi rõ nét về công tác CCHC năm qua.

Còn tại khối sở, ngành, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến toàn trình và cải cách bộ máy là những thay đổi lớn, được đánh giá cao trong năm qua. Năm 2023, Thành phố tiếp tục giảm trên 2.300 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước so với năm 2022 (đạt tỉ lệ 2%); 136 trường hợp được tinh giản theo Nghị định 108, Nghị định số 113 và Nghị định số 143   

Năm 2024, chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” tiếp tục được Thành phố lựa chọn với những yêu cầu cao hơn và quyết tâm lớn hơn nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Đây cũng sẽ là phương châm, hành động năm 2024 trong triển khai công tác CCHC của Thành phố với việc tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.   

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận không khí lạnh tăng cường, kết hợp với hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh dần nên hôm nay (19/5), thành phố Hà Nội mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chiều 18/5, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng kết chương trình phối hợp giữa Hội nông dân thành phố với Hội nông dân các tỉnh, thành phố và biểu dương nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố, giai đoạn 2019 - 2023. Dự hội nghị có Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn.

Mặc dù Nhà nước đã có quy định cụ thể về cách tính và mức giá bán điện cho người ở trọ, nhưng nhiều chủ nhà trọ ít khi tuân thủ các quy định này mà tự đưa ra giá điện với mức cao hơn so với giá điện sinh hoạt Nhà nước quy định.

Lực lượng thanh tra giao thông Hà Nội đã đồng loạt ra quân xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang đê, nhất là vi phạm tải trọng với các phương tiện chuyên chở hàng hóa trên đê. Do mức xử phạt hành chính cao, có chủ xe đã yêu cầu dùng cân độc lập để đối chiếu mới chấp hành biên bản, quyết định xử lý.

Theo số liệu từ cục CSGT, Bộ Công an, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp người điều khiển phương tiện bị tước GPLX do vi phạm các chế tài liên quan tới hoạt động tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc tước bằng lái hiện đang thực hiện thủ công nên nhiều người vi phạm bỏ giấy phép không đến lấy. Do vậy, chưa nâng cao hiệu quả xử phạt.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện tính từ cuối năm 2020 đến hết quý II/2024, dự án "Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa" đã cơ bản hoàn thành. Kết quả của dự án sẽ mang lại những thay đổi đột phá về phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy.