Cải cách Tư pháp cần chống bảo thủ, cục bộ

Sáng nay 31/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả công tác trong thời gian qua; thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch nước đánh giá cao sự chủ động, tích cực và những kết quả quan trọng trong thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Điều này đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp và thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế của Ban Chỉ đạo thời gian qua, đồng thời lưu ý, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, chưa có tiền lệ cả trong quan hệ dân sự, hành chính, thương mại, lao động và an ninh, trật tự; đòi hỏi của người dân, xã hội đối với các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp ngày càng cao.

Trong bối cảnh đó, công tác tư pháp và cải cách tư pháp cần phải tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm chính trị cao, có lộ trình phù hợp, chống bảo thủ, cục bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội, kiên trì mục tiêu, định hướng đã được xác định để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng nhiều dự án chậm triển khai gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc cần thiết nhất hiện nay là xây dựng một nghị quyết Quốc hội nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến pháp lý, quản lý và thủ tục hành chính.

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, hôm nay, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Sáng 28/11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn cùng tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, trước Kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố khoá XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nguồn thu của các cơ quan báo chí đang hết sức khó khăn, trong khi để phát triển thì phải cần được đầu tư rất lớn, nhất là trong lĩnh vực truyền hình. Do vậy, đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí điện tử và truyền hình từ 20% xuống 15% vẫn chưa thực sự tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan này.

Báo chí là cơ quan ngôn luận truyền tải thông tin, định hướng thông tin là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, mang sứ mệnh đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tư tưởng của Đảng. Nên có những ưu đãi về thuế cho các cơ quan báo chí. Đây là nhận định mà nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận ở hội trường sáng 28/11 về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Với 458/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/11, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, quy định tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội.