Cải tạo chung cư cũ: Kỳ vọng từ Luật Thủ đô

Mặc dù Thành phố Hà Nội đã rất nỗ lực trong việc cải tạo chung cư cũ nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Nguyên nhân chính được chỉ ra là những vướng mắc về quy hoạch và pháp lý.

Luật Thủ đô sửa đổi và Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng.

Gia đình ông Ngô Văn Quang sinh sống tại số 507 nhà D8 Khu tập thể Trung Tự quận Đống Đa từ năm 2008. Hiện cả khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là khu vực tầng 5 nhà ông, sàn và trần nhà bị ngấm dột, bong tróc, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Luật Thủ đô sửa đổi và Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư

Hơn lúc nào hết, ông Quang cùng những người dân trong khu tập thể này mong muốn nhà sớm được cải tạo. Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới, gỡ các nút thắt về mặt chính sách trong việc cải tạo chung cư cũ đã đem lại nhiều hy vọng cho ông và người dân trong các khu tập thể cũ.

Là khu vực được thành phố và quận Ba Đình lựa chọn để ưu tiên cải tạo, Khu tập thể Thành Công có nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D, thành phố đã phải di chuyển, tạm cư các hộ dân ở đây để đảm bảo an toàn.

Với những quy định mới trong Luật thủ đô, người dân và chính quyền phường tin tưởng những khó khăn sẽ được tháo gỡ

Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có gần 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó có hơn 1.200 nhà thuộc 76 khu chung cư và hơn 300 nhà độc lập. Tuy nhiên, hiện mới có 1,2% số nhà chung cư nguy hiểm được cải tạo.

Các chuyên gia cho rằng, những điểm mới trong Luật thủ đô như cải tạo chung cư cũ phải theo quy hoạch và làm cả khu, tỷ lệ đồng thuận không cần tối đa, cách giải quyết hệ số K, việc phân quyền mạnh mẽ sẽ giúp cho việc cải tạo chung cư cũ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, để cụ thể hóa các quy định, giúp luật đi vào cuộc sống thì cần phải có thời gian. Do đó Thành phố cũng cần sớm có các văn bản hướng dẫn đề các điểm mới trong Luật Thủ đô sớm được thực thi.

Cùng với Luật thủ đô sửa đổi, những cơ chế chính sách trong Nghị định 69 của Chính phủ ban hành năm 2021 về cải tạo chung cư cũ cũng được kế thừa mạnh mẽ trong Luật nhà ở 2023.

Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội chủ động trong các bước lập quy hoạch, lựa chọn phương thức đầu tư giúp cho quá trình cả tạo chung cư cũ đem lại hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ đề án triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, thông tin đáng lưu ý là về tiến độ giải ngân gói 140.000 tỷ đồng mới được 0,96%.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Theo Điều 29 và 30, Nghị định số 100 ban hành ngày 26/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8, thì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, người có nhu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

Chính phủ khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Đất đấu giá bị đầu cơ, nhiều lô đất ở ngoại thành bị để hoang hóa trong khi người dân có nhu cầu thực không thể tiếp cận. Còn ở ven đô, nhiều biệt thự triệu đô, nhà liền kề có giá cả chục tỷ cũng bị bỏ hoang. Một nguồn lực lớn đang bị đầu cơ, bộ mặt đô thị cũng trở nên nhếch nhác.