Cải tạo tháp nước Hàng Đậu thành không gian văn hóa

Những người yêu văn hóa đang háo hức với thông tin tháp nước Hàng Đậu sẽ biến thành không gian nghệ thuật, mở cửa cho khách tham quan những ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Hiện những công đoạn cuối trong dự án “biến” tháp nước Hàng Đậu thành không gian văn hóa đang được thực hiện để mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 17/11 tới.

Tháp nước Hàng Đậu (tên thường gọi là bốt Hàng Đậu) nằm tại ngã 6 giao giữa các phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội). Có tuổi đời trên 130 năm, bốt Hàng Đậu được coi là một di tích kiến trúc cổ của Hà Nội. Sau nhiều năm gần như không được sử dụng, tháp nước này đang được chỉnh trang, cải tạo và lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 tới.

Lấy cảm hứng từ lục thủy theo quan niệm Á Đông, trưng bày mang lại trải nghiệm không gian nghệ thuật mới lạ và sáng tạo với âm thanh và ánh sáng.

Họa sĩ Nguyễn Đức Phương chia sẻ: "Đầu tiên khi chúng tôi bước vào đây như một không gian thiêng về nước. Concept chúng tôi đưa ra là không gian về nước, nói về tầm quan trọng của nước trong đô thị".

Trưng bày trong bốt Hàng Đậu này cũng nhằm giúp người dân có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ bên trong của một công trình kiến trúc đã bị ngủ quên nhiều thập kỷ.

Kiến trúc sư Cao Thế Anh chia sẻ: "Bản thân tháp nước Hàng Đậu mở cửa là một sự thú vị rồi, điều chúng tôi gặp khó khăn là làm sao chuyển tải được đường nét kiến trúc, những không khí của tháp nước làm sao cho mọi người cảm nhận được rõ nhất".

Khi mở cửa tham quan, theo dự kiến du khách sẽ đi vào theo nhóm từ 20-30 người. Bên cạnh vấn đề về sức tải, nhóm thiết kế cũng ưu tiên sự yên tĩnh để du khách có những trải nghiệm trọn vẹn với không gian nghệ thuật bên trong bốt. Tháp nước Hàng Đậu hiện thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, mà trực tiếp là Tổng công ty Nước sạch Hà Nội quản lý. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND quận Ba Đình đã có đề nghị quản lý công trình này để phối hợp tổ chức thành không gian văn hóa sáng tạo bền vững chứ không chỉ mở cửa đến 31/12 rồi lại “ngủ yên”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", đó là công trình "Bảo tàng đạo Mẫu" (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai định danh số các cổ vật triều Nguyễn và tổ chức triển lãm trên không gian số.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa