Campuchia kết án tù chung thân cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ

Cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan liên quan đến cái chết gần hai triệu người từ năm 1975 đến năm 1979.
Đây là phán quyết trong phiên xét xử phúc thẩm và cũng là cuối cùng đối với bị cáo Khieu Samphan, một trong những lãnh đạo cấp cao của chế độ Campuchia Dân chủ, liên quan cáo buộc về các tội ác trong hồ sơ vụ án số 002/02.
Trước đó, vào tháng 11/2018, ECCC cũng đã kết án Khieu Samphan mức án tù chung thân với cáo buộc diệt chủng, tội ác chống lại loài người, vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva. Sau đó bị cáo đã kháng án.
Ngồi trên chiếc xe lăn của mình, cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Khieu Samphan, 91 tuổi tham dự phiên tòa, và nghe bản tuyên án kéo dài hai tiếng rưỡi bằng tai nghe. Khieu Samphan là bị cáo cuối cùng và còn sống duy nhất tại phiên tòa này, trong khi các cựu lãnh đạo chủ chốt của chế độ Campuchia Dân chủ như Nuon Chea, Ieang Sary và vợ ông này - Ieang Thirith lần lượt qua đời trong quá trình điều tra, xét xử.
Một nhân vật khác của Khmer Đỏ là Kaing Guek Eav, bí danh Duch, cựu giám đốc trại giam khét tiếng Tuol Sleng, hay nhà tù S21, nơi được biết đến là "địa ngục trần gian" ở Phnom Penh cũng đã bị kết án tù chung thân vì tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Kaing Guek Eav đã chết vào năm 2020 ở tuổi 77.
Khoảng 500 người, bao gồm gia đình các nạn nhân, các nhà sư và các nhà ngoại giao đã tham dự phiên điều trần.
Chum Mey, 91 tuổi, một trong những nhân chứng sống sót trong nhà tù S21 ở Phnom Penh chia sẻ: “Tôi rất vui, phán quyết là hợp lý".
"Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, mặc dù chúng tôi không được bồi thường tài chính", Eam Mary, 57 tuổi, người đã mất 5 thành viên gia đình trong nạn diệt chủng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và quy mô hoạt động do ngân sách bị thu hẹp hơn 21%, chủ yếu đến từ việc cắt giảm tài trợ từ một số quốc gia thành viên.
Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch giảm nhập khẩu nông sản từ Ukraine, khi chương trình miễn thuế khẩn cấp dành cho nước này kết thúc vào tháng 6/2025.
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar và Thái Lan đã đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng xây dựng trong khu vực.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Myanmar vượt qua thảm họa.
Giữa khung cảnh hoang tàn sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, phép màu đã xảy ra khi nhiều nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát sau hàng chục giờ mắc kẹt.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn ngày 30/3 theo hình thức trực tuyến, bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.
0