Cân bằng lợi ích doanh nghiệp khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu do Bộ Tài chính soạn thảo và trình theo chương trình bổ sung tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa 15 được nhìn nhận là thông điệp rõ ràng của Việt Nam sẽ thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Động thái này được cho là sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI khi ưu đãi họ được hưởng thấp hơn so với cam kết ban đầu.

Việc cần thiết hiện nay là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp FDI theo chủ trương thu hút đầu tư mới để các nhà đầu tư thêm tin tưởng và kỳ vọng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam

Tháng 10/2023 nhà máy này chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu mốc quan trọng trong việc “dẫn vốn” vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Cân bằng lợi ích DN khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế trong 15 năm. Tuy nhiên, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng đã tác động lên mức ưu đãi trước đó.

Hiện có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Việc áp thuế này sẽ giúp Việt Nam tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, khoảng 14.600 tỷ đồng và hạn chế chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh bài toán thu được bao nhiêu tiền thì đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các doanh nghiệp theo chủ trương thu hút đầu tư mới.

Việc Quốc hội quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, có thể nói, là bước đi quan trọng và cần thiết, trong việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Nếu được thông qua, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần quan trọng giữ chân và thu hút các nhà đầu tư lớn, cùng dòng vốn đầu tư chất lượng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.