Cán bộ, công chức ngành Nội chính Đảng phải bản lĩnh, liêm chính

Sáng nay, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến 63 điểm cầu cả nước. Đồng chí Trương Thị Mai -Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồngchí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dự và chỉ đạo hội nghị.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức.

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao và biểu dương những thành tích ngành Nội chính Đảng, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã đạt được trong năm qua. Đồng chí Phó Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Điều này đòi hỏi ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh cần chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là năm sau phải cao hơn năm trước.

Trong đó, cần tập trung nghiên cứu, rà soát, tham mưu đề xuất, hoàn thiện quy chế, quy định của Đảng về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tham mưu xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào". Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Nội chính Đảng cần tiếp tục rèn luyện, “tự soi, sự sửa”, nói đi đôi với làm, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tiểu sử đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 20/5, trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, đã có 2.210 kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời, đạt 99,7%.

Với 475/475 đại biểu bỏ phiếu thông qua, đạt tỷ lệ 100% tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội.

Sáng 20/5, tại phiên họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri và nhân dân vui mừng, đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Chiều nay (20/5), Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.