Cán bộ không phải người địa phương sẽ mạnh tay làm việc

Tháng 11/2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quy định số 07 về “Luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố” với mục tiêu đến năm 2025, 50% số bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương.

Xác định địa bàn còn những ý kiến, kiến nghị của nhân dân nhiều năm chưa được giải quyết nên ngay khi được điều động về phường Mộ Lao, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thị Thanh đã tập trung giải quyết vấn đề này.

Với sự quyết tâm, kiên trì vận động nhân dân, hai bức tường tồn tại hơn 60 năm giữa hai tổ dân phố 7 và 8 đã được phá bỏ, tạo thuận lợi cho người dân cũng như bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy.

Bí thư Đảng ủy phường Biên Giang cũng đã quyết liệt chỉ đạo xử lý dứt điểm 51/103 trường hợp vi phạm trên đất công. Năm 2023 và 7 tháng đầu năm nay không để phát sinh vụ việc nào, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân. Do đó, khi dự án “mở rộng và nâng cấp đường quốc lộ 6” được triển khai, dù có tới hơn 390 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều hộ mất hết đất nhưng vẫn đồng tình ủng hộ chủ trương.

Năm 2023 và 7 tháng đầu năm nay, Biên Giang không phát sinh vụ việc vi phạm đất công.

Ngại va chạm, nể nang, thậm chí buông lỏng quản lý chính là nguyên nhân khiến cho xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; nhiều cán bộ bị kỷ luật, thậm chí xử lý hình sự. Trong đó có vụ việc tại khu chợ kéo dài tới 20 năm.

Với sự quyết tâm và bản lĩnh vững vàng, hai cán bộ chủ chốt được điều động về đây đã từng bước xử lý các vụ việc, không để phát sinh vụ việc mới. Đến cuối năm 2022, địa phương đã ra khỏi diện “theo dõi” của Thành ủy Hà Nội và được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải người địa phương đã tạo chuyển biến rõ nét tại nhiều địa phương.

Chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải người địa phương đã tạo chuyển biến rõ nét tại nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

Sau gần ba năm triển khai Quy định 07 của Thành ủy Hà Nội, đến nay nhiều địa phương đã vượt chỉ tiêu đề ra, thậm chí trên 80% bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND dân xã không phải người địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.