Cận cảnh dòng trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Chiếc trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran bị rơi hôm 19/5 là dòng Bell 212 của Mỹ và được sản xuất từ... năm 1968.

Hãng thông tấn Iran Tasnim đưa tin, vào ngày 19/5, chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran - ông Ebrahim Raisi đã gặp sự cố trên đường trở về sau chuyến công du đến nước láng giềng Azerbaijan.

Trực thăng Bell 212 chở 9 người trong đó có Tổng thống và Ngoại trưởng Iran cùng một số lãnh đạo cấp cao khác. Hãng thông tấn bán chính thức của Chính phủ Iran Mehr hôm nay (20/5) cho biết, toàn bộ hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng.

Trực thăng chở tổng thống Iran rơi là chiếc Bell 212 - trực thăng vận tải dân sự cỡ trung được tập đoàn Bell Helicopter của Mỹ phát triển và chế tạo, thực hiện chuyến bay thử đầu tiên năm 1968. Bell 212 là một trong những mẫu trực thăng mang tính biểu tượng của hãng.

Bell 212 - chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố vào tối ngày 19/5. Ảnh: India Today.

Bell 212 dài 17,4 m, cao 3,8 m, sải cánh nâng 14,6 m và khối lượng rỗng 2,9 tấn. Trực thăng này có thể chở tối đa 15 người, gồm một phi công và 14 hành khách. Mỗi chiếc Bell 212 được trang bị động cơ P&W PT6T-3 sử dụng hai tua-bin PT6 với tổng công suất 1.800 mã lực.

Nếu một tua-bin gặp sự cố, chiếc còn lại có thể duy trì công suất 900 mã lực trong 30 phút hoặc 765 mã lực trong thời gian dài và cho phép máy bay bảo đảm khả năng vận hành ở khối lượng cất cánh tối đa.

Dây chuyền sản xuất Bell 212 hoạt động từ năm 1968 và kết thúc sau 30 năm. Đây là dòng trực thăng được tin dùng trong hoạt động tiếp tế và vận chuyển cho các giàn khoan xa bờ, do được chứng nhận đủ khả năng vận hành trong điều kiện thời tiết xấu và có độ tin cậy cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

TP-150 là loại máy bay huấn luyện sơ cấp và tuần tra, dùng cho huấn luyện phi công quân sự và có thể áp dụng trong hàng không dân dụng. TP-150 được thiết kế bởi các kỹ sư của hãng Flying Legend Italy.

AS700 là tàu bay dân dụng dạng khí cầu có người lái do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), nhà sản xuất máy bay hàng đầu của nước này, phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1578/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2.1 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Hãng hàng không Juneyao Airlines đã bắt đầu khai thác đường bay thẳng kết nối Hà Nội, TP.HCM và Thượng Hải, tạo thêm sự lựa chọn cho người dân.

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội hiện đang trong giai đoạn thi công đoạn ngầm. Về công tác khoan hầm, tính đến ngày 9/12 đã đào được 665m và 440 vòng vỏ hầm đã được lắp đặt.

Trong tháng 12, Vietnam Airlines nhận thêm ba máy bay mới bao gồm một chiếc Boeing 787-10 Dreamliner và hai chiếc Airbus A320neo, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.