Cận cảnh dự án của Trung Thủy Group sai phạm
Dự án Lancaster Lincoln, tọa lạc tại 428-430 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM, do Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư, là một trong những dự án từng được quảng cáo là cao cấp của khu vực. Với diện tích tổng thể 8.414m², dự án bao gồm hai tòa tháp căn hộ 40 tầng và một tháp thương mại 8 tầng, cung cấp 696 căn hộ cao cấp và 298 căn officetel, Lancaster Lincoln được Trung Thủy Group kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu lớn do giá bán dự đoán ở Top 1 chung cư hạng sang, gây ấn tượng thiết kế hiện đại mang phong cách Mỹ, lấy cảm hứng từ các tòa nhà chọc trời tại Manhattan (Hoa Kỳ). Dự án được quảng bá có hệ thống tiện ích nội khu vượt trội như hồ bơi ngoài trời, phòng gym, spa, khu BBQ, thư viện, trường học, công viên và các dịch vụ quản lý 24/7.
Tuy nhiên, dự án này hiện đã ngừng thi công, gây lãng phí nguồn lực đất đai của xã hội, ảnh hưởng lớn đến tiến độ bàn giao và quyền lợi của khách hàng. Thanh tra Chính phủ mới đây đã thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ việc chuyển nhượng dự án 430 Nguyễn Tất Thành chưa được Công ty Dịch vụ Công ích Quận 4 tổ chức đấu giá theo quy định.
Còn cơ sở đất 428 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, thì CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ ở 428 Nguyễn Tất Thành (tên thương mại hiện nay Lancaster Lincoln) với CTCP Trung Thủy Lancaster chưa đảm bảo đúng trình tự, ký kết hợp đồng hợp tác trước thời điểm Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam có đầy đủ các quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2013.
Trung Thủy Group được thành lập vào năm 1985, hoạt động chính trong các lĩnh vực: Bất động sản, Nông nghiệp công nghệ cao, Dịch vụ thương mại, Nhà hàng - Khách sạn, Du lịch...; trong đó, bất động sản được xem là ngành mũi nhọn của công ty.
Theo giới thiệu, giai đoạn 1981 - 1985, bà Dương Thanh Thủy là người sáng lập Tập đoàn Trung Thủy, bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại đường Nguyễn Huệ (TP.HCM). Đến năm 1993, bà Thủy khai trương cửa hàng mỹ nghệ tại số 5 Lê Văn Hưu.
Năm 1997, Miss Áo dài - tiền thân của Tập đoàn Trung Thủy được thành lập. Lúc này, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là mảng chủ đạo của thương hiệu này. Đến năm 2002, cùng với sự xuất hiện của pháp nhân Công ty TNHH Trung Thủy, doanh nghiệp do vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy - Nguyễn Văn Trung bắt lấn sân sang mảng bất động sản và nhanh chóng “thâu tóm” hàng loạt dự án ở vị trí đắc địa tại TPHCM và Hà Nội. Năm 2015, ông Nguyễn Trung Tín - con trai nữ doanh nhân Dương Thanh Thủy - được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy.
Các dự án nổi bật của Tập đoàn Trung Thủy có thể kể đến như tòa nhà Lancaster Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM); Lancaster Eden (TP. Thủ Đức, TP.HCM), Lancaster Lincoln (quận 4, TP.HCM); tòa nhà Lancaster Hà Nội (phố Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội), Nam Ô Heritage (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).
Báo cáo tài chính từ các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cho thấy hầu hết "ông lớn" khu công nghiệp đều có lợi nhuận tăng trong kỳ.
Thị trường bất động sản (BĐS) thiếu lành mạnh đã diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Nhưng để kiểm soát lại đang thiếu những công cụ pháp lý vì cơ quan quản lý vẫn coi đây là hoạt động kinh tế đơn thuần mà chưa nhìn nhận đó là tội phạm gây nguy hiểm cho đời sống xã hội.
Hôm nay, tại Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 4 đã khai mạc, là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm về lĩnh vực bất động sản, xây dựng, trang trí nội ngoại thất tới khách hàng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá khoảng 400 lô đất. Đáng chú ý, mức giá khởi điểm vẫn được áp ở mức thấp.
Theo báo cáo của các đơn vị, đến ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB).
0