Cận cảnh Nga phá hủy hệ thống Patriot của Mỹ tại Ukraine

Theo các video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 16/8, bốn hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất và một tên lửa IRIS-T của Đức đã bị tên lửa Nga phá hủy tại hai khu vực của Ukraine.

Mỹ và các đồng minh đã gửi một số lượng không xác định các hệ thống phòng không tới Ukraine, sau lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelensky nhằm hỗ trợ Kiev đối phó với các cuộc không kích của Nga.

Video đầu tiên của Bộ Quốc phòng Nga (MOD) cho thấy cảnh quay từ máy bay không người lái trinh sát về hai khẩu đội Patriot và một trạm radar AN/MPQ-65, trên một cánh đồng gần Lyubimovka ở vùng Dnepropetrovsk. Khu vực này sau đó bị trúng đạn chùm từ một tên lửa Iskander-M của Nga. Có thể thấy trạm radar phát nổ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết cả hai bệ phóng đều “bị phá hủy hoàn toàn”.

Video thứ hai được cho là được quay gần Zhelobok, cũng ở vùng Dnepropetrovsk. Vị trí của Ukraine bao gồm ba bệ phóng Patriot và một radar AN/MPQ-65. Một trong những bệ phóng đang phóng hai tên lửa trước khi bị Nga tấn công bằng tên lửa Iskander gắn đạn chùm. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hai trong số các bệ phóng và radar đã bị phá hủy hoàn toàn.

Đoạn video thứ ba cho thấy một bệ phóng IRIS-T do Đức sản xuất và một xe radar TRLM-4D, hoạt động gần thị trấn Sennoe ở vùng Sumy của Ukraine trước khi bị một tên lửa Iskander-M khác tấn công.

Cả ba cuộc tấn công đều được quay bằng máy bay không người lái trinh sát, hoạt động sâu trên không phận Ukraine mà không bị cản trở.

Được phát triển bởi nhà thầu quân sự Raytheon của Mỹ, Patriot là một trong những hệ thống phòng không hiệu quả nhất của phương Tây kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Theo các thông số kỹ thuật được công bố công khai, Patriot có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 160km và độ cao lên tới 24km. Một hệ thống Patriot thông thường bao gồm một số bệ phóng, một xe radar và một xe tải cấp điện. Hệ thống này cần đến 90 binh sỹ để vận hành và bảo dưỡng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận quân đội Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung mới vào Ukraine, để đáp trả việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Nga trong tuần này.

Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.

Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.