Cận cảnh nút giao hiện đại và phức tạp bậc nhất TP.HCM
Dự án nút giao An Phú có vốn đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng, đến nay đã đạt khoảng 52% tổng khối lượng. Là nút giao quan trọng đặc biệt thuộc dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM và được khởi công xây dựng vào cuối năm 2022, sau hai năm thi công, đến nay hình dáng của nút giao lớn nhất và hiện đại nhất TP.HCM đang dần hình thành.
Theo thiết kế, đảo trung tâm nút giao An Phú sẽ có tháp trung tâm theo phương án kiến trúc đã được thông qua. Chiều cao đỉnh tháp 36 m, có trang bị thang xoắn phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng. Phần đế tháp thể hiện cội nguồn là sự đoàn kết, đồng lòng của người dân, sự hợp lực của nhiều thành phần xã hội trong thành phố hòa cùng một khát vọng xây dựng thành phố giàu mạnh. Tháp được trang bị thang xoắn để tiện duy tu, bảo dưỡng; xung quanh đảo tháp trung tâm này là hồ nước cạn, đài phun nước, chiếu sáng mỹ thuật trụ tháp.
Ghi nhận chiều 28/10 tại công trường, nhiều máy móc cùng công nhân đang tất bật làm việc để đẩy nhanh tiến độ. Hiện dự án vẫn đang vướng khâu giải phóng mặt bằng ở khu vực nút giao Lương Định Của - Mai Chí Thọ nên có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ chung. Đến nay, dự án nút giao An Phú đạt khoảng 52% tổng khối lượng, hiện đang thi công 8 gói thầu và vẫn bám sát tiến độ. Trên công trường, các nhà thầu huy động hàng trăm công nhân, kỹ sư, thiết bị máy móc và đang nỗ lực thi công 3 ca, 4 kíp nhằm đảm bảo tiến độ chung.
Ghi nhận trong sáng ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ 2025, giao thông tại các khu vực tổ chức lễ hội trên địa bàn quận Tây Hồ được đảm bảo thông thoáng, người dân đi lễ đầu năm thuận tiện, an toàn.
Theo dự báo, ngày 1/2 (mùng 4 Tết), không khí lạnh đang tiếp tục suy yếu, thời tiết ấm dần lên. Tuy nhiên, sẽ đôi lúc có mưa nhỏ, mưa phùn, người dân đi du xuân nên có sự chủ động để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, quận Hoàn Kiếm đang xây dựng đề án vùng phát thải thấp (LEZ), trong đó đề xuất mở rộng phố đi bộ và phạm vi hoạt động của xe điện du lịch.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã trở thành phương tiện lý tưởng để người dân và du khách trải nghiệm du xuân đón Tết tại Thủ đô.
Ở một quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam với gần 1.700 km như Việt Nam thì đường sắt luôn đóng vai trò chủ lực, không chỉ vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là huyết mạch của nền kinh tế. Nếu hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thì thời gian giữa Hà Nội và Sài Gòn được rút ngắn chỉ còn 5 giờ 30 phút.
Sáng nay, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình,Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025.
0