Cận cảnh vũ khí phương Tây bị Nga thu giữ
Sự kiện được tổ chức bên ngoài Bảo tàng Chiến thắng của thành phố và các loại khí tài sẽ được trưng bày tại đây trong suốt tháng Năm. Lễ khai mạc triển lãm đã thu hút rất đông người tham dự, cảnh quay bằng máy bay không người lái cho thấy địa điểm này chật kín khách tham quan.
Triển lãm trưng bày 32 phương tiện, chủ yếu là xe thiết giáp do các nước phương Tây cung cấp cho Kiev, một số thiết kế nội địa của Ukraine, các loại vũ khí nhỏ, súng phóng lựu và các thiết bị quân sự khác được thu giữ từ chiến trường.
Trong số những loại xe thiết giáp được trưng bày có cả một số loại xe chiến đấu hạng nặng hiện đại nhất mà Ukraine từng nhận được trong cuộc xung đột, chẳng hạn như xe tăng Leopard 2A6 do Đức sản xuất và xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams do Mỹ sản xuất. Chiếc Leopard 2A6 hầu như vẫn còn nguyên vẹn, trong khi chiếc M1A1 SA Abrams đã bị cháy rụi.
Các phương tiện hạng nhẹ hơn bao gồm xe chiến đấu bộ binh CV90 tiên tiến do Thụy Điển sản xuất, xe chiến đấu bộ binh Marder do Đức sản xuất cùng các loại khí tài khác, như các phương tiện chống phục kích chống mìn.
Những vũ khí được trưng bày tại triển lãm không chỉ phản ánh trình độ tiên tiến của ngành công nghiệp quốc phòng NATO, mà còn là vật chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh. Đằng sau mỗi xe tăng và xe bọc thép được trưng bày, là một câu chuyện bi thương trên chiến trường, cho thế giới biết về cường độ và mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Mỹ và các nước phương Tây khác từ lâu đã tin rằng việc cung cấp một lượng lớn viện trợ quân sự cho Ukraine có thể làm suy yếu Nga và thay đổi động lực của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, thực tế là sau khi phải trả một cái giá nhất định, Nga không những không bị suy yếu mà còn chứng tỏ được khả năng tấn công áp đảo vũ khí viện trợ của phương Tây.
Đối với Nga, đây không chỉ là màn trình diễn thành tích trên chiến trường Ukraine, mà còn là tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu, phân tích những vũ khí thu được có nguồn gốc từ phương Tây.
Ngoài những vũ khí tối tân của phương Tây, triển lãm cũng trưng bày các sản phẩm do Ukraine sản xuất bao gồm nhiều loại xe bọc thép chở quân cùng một số khí tài quý hiếm, bao gồm cả bản nâng cấp địa phương của xe tăng T-72 thời Liên Xô - mẫu AMT và xe bọc thép Azovets khét tiếng.
Chiếc xe tăng T-64 được bọc thép hạng nặng, không có tháp súng, với hai mô-đun nhỏ hơn được lắp đặt pháo tự động và tên lửa chống tăng, được tạo ra bởi các kỹ sư có liên hệ với trung đoàn Azov vào năm 2015 và được quảng cáo là phương tiện tối ưu cho chiến tranh đô thị. Tuy nhiên, Azovets đã nhanh chóng gây ra một vụ bê bối do chi phí chuyển đổi tăng vọt, lên tới 5 triệu USD và thiết kế đáng ngờ. Chẳng hạn, chiếc xe cuối cùng bị thiếu thiết bị quan sát và thay vào đó phải dựa vào hệ thống camera điện thoại cửa.
Chiếc xe gây tranh cãi đã biến mất không dấu vết vào năm 2016, được cho là do các thành viên Azov đánh cắp. Điều này có thể xảy ra vì gần đây nó đã được quân đội Nga tìm thấy tại một căn cứ của trung đoàn Azov gần thành phố Mariupol./.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.
Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.
0