Cần cơ chế đặc thù gỡ vướng cải tạo chung cư cũ

Thực tế thời gian qua cho thấy, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vẫn nằm ở cơ chế, đặc biệt đối với đô thị lớn như Hà Nội có nhiều đặc thù. Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ.

Đầu tháng 3, UBND quận Ba Đình công bố phương án đề xuất quy hoạch và cải tạo tổng mặt bằng 5 cụm nhà chung cư cũ G6A, 6B, G22, 23, 24 Thành Công thành ba tòa nhà, trong đó tòa tái định cư cao 24 tầng nổi, ba tầng hầm và hai tòa thương mại, dịch vụ. Sau nhiều năm tạm cư, người dân phấn khởi đón nhận thông tin.

Khu chung cư cũ thuộc nhóm ưu tiên cải tạo đợt một

Đây là một trong số ít khu chung cư cũ thuộc nhóm ưu tiên cải tạo đợt một công bố phương án quy hoạch nhưng chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến hết quý 4/2023, qua bốn đợt thực hiện, toàn thành phố chưa có khu chung cư nào hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch. Mới chỉ kiểm định được 431 trên tổng số 1360 chung cư, đạt 32% kế hoạch. Việc di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp độ D vẫn còn 27 hộ dân ở nhà G6A Thành Công, nhà 148-150 phố Sơn Tây (Bộ tư pháp) và C8 Giảng Võ trên địa bàn quận Ba Đình.

Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ. Trrước hết là đẩy mạnh việc phân cấp phân quyền, bổ sung thẩm quyền cho HĐND thành phố khi sửa đổi Luật Thủ đô 2012.

Do không có cơ chế để đảm bảo quyền lợi giữa nhà nước, doanh nghiệp với người dân nên tiến độ cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn

Dự thảo Luật cũng cần nhấn mạnh đến việc cân bằng lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp với các giải pháp cho từng chủ thể. Trong đó, cần tạo cơ chế để người dân được góp vốn cùng nhà đầu tư, vừa giảm bớt gánh nặng nguồn vốn cho doanh nghiệp và người dân vừa có thêm cơ hội lựa chọn căn hộ sau cải tạo. Hay một số nội dung khác liên quan đến thẩm quyền của riêng Hà Nội.

Cuối năm 2021, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn với mục tiêu giai đoạn 2021-2025, ngân sách dự kiến bố trí khoảng 500 tỷ đồng tiến hành tổng rà soát, kiểm định các chung cư cũ và lập quy hoạch chi tiết, ưu tiên cải tạo trước 10 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D. Nhưng hai năm qua, mọi việc vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Hy vọng tới đây, với những cơ chế đặc thù được quy định tại Luật Thủ đô sửa đổi, Thành phố sẽ tháo gỡ được những vướng mắc, đẩy nhanh quá trình cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Trong quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc nguồn cung được cải thiện. Mặc dù chưa thực sự có những đột phá, nhưng đây là những dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ đang dần phát huy hiệu quả.

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.