Cần cơ chế quản lý dạy thêm, học thêm

Dạy thêm học thêm là câu chuyện cũ nhưng vẫn luôn là đề tài được dư luận quan tâm. Dư luận vẫn luôn có hai chiều hướng, người tán thành việc dạy thêm học thêm vì đó là nhu cầu của người học. Người cương quyết phản đối vì cho rằng đã thay đổi chương trình, cách đánh giá mà học sinh vẫn phải đi học thêm, vậy vấn đề nằm ở đâu?

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên như do thầy cô tạo áp lực, đối xử không công bằng nên mới phải đi học thêm, nào là trên lớp dạy "ém" kiến thức để mang về nhà dạy thêm nhằm hút học trò… Tuy nhiên trên thực tế, ngay cả những thầy cô giáo nói không với dạy thêm thì học sinh do mình chủ nhiệm cũng phải tất tả tìm kiếm chỗ học thêm nơi khác. Do đó, có thể khẳng định, học thêm là nhu cầu của rất nhiều học sinh và phụ huynh, khi muốn nâng cao trình độ của con mình, hay củng cố lại phần kiến thức còn thiếu hụt.

Nhu cầu học thêm không chỉ dừng lại ở những học sinh có nhu cầu ôn thi đại học, tại các Trung tâm ôn luyện, nhu cầu học thêm cũng tăng cao khi nhiều học sinh đến đây chỉ với mong muốn có thêm kiến thức. Khi học sinh có nhu cầu học thêm, thầy cô việc tăng thêm thu nhập hằng tháng cũng là nhu cầu chính đáng. Với năng lực và trình độ của mình nhiều giáo viên cũng chủ động mở lớp học thêm ngoài giờ lên lớp.

Có cầu thì sẽ có cung, các trung tâm luyện thi ngoài trường học ngày càng nhiều hơn và luôn kín chỗ cho học sinh theo học.

Có cầu thì sẽ có cung, các trung tâm luyện thi ngoài trường học ngày càng nhiều hơn và luôn kín chỗ cho học sinh theo học. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy thêm học thêm lại đang thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, bởi Thông tư 17 quy định dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT nhiều điều đã hết hiệu lực.

Mới đây tại tại nghị trường Quốc Hội, câu chuyện dạy thêm học thêm lại một lần nữa nóng hơn bao giờ hết. Đã có ý kiến đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện lại một lần nữa được đưa ra bàn luận. Trước đây, đã có quy định về kiểm soát việc dạy thêm, học thêm nhưng nó chỉ nằm trong khuôn khổ của nhà trường. Còn tổ chức dạy thêm bên ngoài, đang thiếu cơ sở pháp lý để điều tiết, giám sát, và xử lý. Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi đây là một trong những giải pháp quan trọng để làm lành mạnh hóa hoạt động này.

Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Trong quá trình sửa luật đầu tư, chúng tôi từng gửi văn bản gửi Bộ kế hoạch đầu tư, thủ tướng chính phủ bổ sung dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng hiện nay, việc này chưa được chấp thuận."

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu về vấn đề dạy thêm, học thêm

Việc dạy thêm học thêm được quy định tại Thông tư 17 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều điều đã hết hiệu lực. Nhiều chuyên gia cho biết đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng dạy thêm học thêm đang tồn tại nhiều bất cập bởi không có một hành lang pháp lý rõ ràng.

Ông Đinh Đức Hiền - chuyên gia giáo dục cho biết, hiện nay đang thiếu hành lang pháp lý một cách rõ ràng liên quan đến vấn đề dạy thêm học thêm, điều đó gây ra tình trạng đó là mỗi một địa phương lại quản lý việc dạy thêm học thêm một kiểu, gây ra tình trạng rất bất cập đến hẹn lại lên đều gây ra những bức xúc trong xã hội.

Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, cần sớm có quy định rõ ràng cho việc dạy thêm học thêm. Cùng với đó, cần có những quy định chặt chẽ hơn để giải quyết được câu chuyện học thêm dạy thêm gây tốn kém cho phụ huynh, sự quá tải cho học sinh và cả tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức tự nguyện ép buộc.

Khi học thêm là nhu cầu thì dạy thêm không có gì đáng lên án. Thầy cô dạy thêm cũng phải đầu tư công sức của mình, tận tình kèm cặp để học trò học ngày một tốt hơn. Chỉ đáng lên án khi cá nhân ai đó, mang danh người thầy để tạo áp lực, bắt học sinh phải đi học theo ý mình nhằm thu lợi bất chính. Việc có quy định rõ ràng và đưa dạy thêm học thêm thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ là giải pháp hiệu quả, giúp học sinh có nhu cầu được học tập chính đáng, và nhà giáo cũng có thêm điều kiện trau dồi kiến thức cũng như mưu sinh được với nghề./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kế hoạch năm học 2023 - 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023 - 2024 kết thúc trước ngày 31/5.

Trong mùa tuyển sinh năm nay, các trường đại học bắt đầu tổ chức các kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) để xét tuyển sinh viên đại học.

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của bộ. Trong thời gian đăng ký dự thi trực tuyến, hệ thống quản lý thi hoạt động ổn định, bảo đảm cho các thí sinh đăng ký dự thi thuận lợi, thành công.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có kết luận thanh tra về việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH British Council (Hội đồng Anh) Việt Nam.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.