Cần cơ chế tài chính đột phá để phát triển Thủ đô

Để xây dựng Hà Nội xứng tầm với vị thế trung tâm của cả nước, góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần những quy định cụ thể hơn về nguồn lực tài chính để phát triển Thủ đô.

Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu chi của Thủ đô cho đầu tư phát triển cần 650 nghìn tỷ đồng, nhưng khả năng ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 40%. Nếu không có bệ phóng là cơ chế đột phá, Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm dự toán chi và nhu cầu chi trong giai đoạn tới, đặc biệt là nhu cầu chi cho đầu tư phát triển.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo liên quan đến nguồn lực tài chính và sử dụng nguồn lực tài chính của Thành phố Hà Nội với nguyên tắc vừa đảm bảo tính đặc thù, vượt trội, vừa hài hòa với các quy định của pháp luật có liên quan. Ví dụ quy định về việc sử dụng ngân sách thành phố Hà Nội để thực hiện dự án đầu tư, công trình, dự án trọng điểm có tính chất vùng, liên tỉnh nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa Thủ đô và địa phương khác, đã thể hiện được vai trò đầu tàu của Thành phố Hà Nội trong sự phát triển vùng trong khi Luật Ngân sách Nhà nước quy định nhiệm vụ này thuộc về ngân sách trung ương. Một số ý kiến cho rằng: trong dự thảo mới nhất vẫn còn một số quy định cần làm rõ thêm.

Về huy động nguồn lực tài chính cho Thủ đô, cần tiếp cận theo hướng, Luật Ngân sách Nhà nước là luật chung, áp dụng cho tất cả các địa phương. Luật Thủ đô là luật riêng, có thể quy định những nội dung mang tính đặc thù.

Với sự tham gia ý kiến đánh giá, góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách, quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) được khả thi, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với sự tán thành của 100% đại biểu có mặt tại kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng nay (15/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, HĐND Thành phố đã tổ chức kỳ họp thứ 16, kỳ họp chuyên đề để để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Sáng nay (15/5), với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 74 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong Hà Nội tổ chức Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024.

Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024 đã khởi động trên nhiều địa bàn ở thành phố Hà Nội. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là một trong những điểm nhấn của tháng hành động năm nay.

Mùa hè đã đến, tình trạng mất an toàn thực phẩm trước các cổng trường học dù đã được cơ quan chức năng chấn chỉnh, nhưng vẫn diễn ra phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, học sinh và trách nhiệm kinh doanh, lương tâm của những người bán hàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi đến trường.