Cần có chính sách khuyến khích khởi nghiệp trong công nghệ số
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các công nghệ mới. Do vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu các chính sách ưu đãi rõ ràng hơn về đối tượng áp dụng, đặc biệt là cơ chế khuyến khích có tính vượt trội với các dự án khởi nghiệp.
Ông Dương Tấn Quân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng: "Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số như việc thúc đẩy các quỹ đầu tư hỗ trợ tài chính, đào tạo và cung cấp không gian sáng tạo cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tạo ra một môi trường thuận lợi để những ý tưởng công nghệ mới được triển khai và phát triển".
Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách ưu đãi, đại biểu cũng đề nghị cần quy định đi kèm với các cam kết nghĩa vụ, đặc biệt là về bảo vệ môi trường.
Bà Trần Thị Thanh Hương - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu: "Công nghiệp công nghệ số là một ngành cần sử dụng nhiều tài nguyên hóa chất tác động rất lớn đến môi trường, vì vậy bên cạnh các chính sách ưu đãi hỗ trợ mang tính đặc thù cần nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể về xử lý, thu hồi các sản phẩm bị đào thải trong công nghiệp công nghệ số và buộc các doanh nghiệp sản xuất công nghệ số phải chấp hành nghiêm các quy định về môi trường".
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị cần có chính sách trong huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp công nghệ số; tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ số... tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
- Xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo an ninh công nghệ số
- Phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
- Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
- Tăng quyền giám sát cho hội đồng nhân dân địa phương
- Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Sáng 7/1, Báo điện tử Tiền phong long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt (09/01/2005 - 09/01/2025) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đánh dấu bước phát triển mới của báo điện tử nói riêng và thương hiệu báo Tiền phong nói chung trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tòa soạn mạnh mẽ, hướng tới “Kỷ nguyên số - Dẫn dắt thông tin”.
Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng 7/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng nay, Sở Nội vụ thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị, cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên.
Sáng nay (07/01), tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Sáng 7/1, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị. Theo đó, năm 2025, sẽ có Đề án chi tiết sáp nhập các sở và cơ quan tương đương sở; các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện thị xã thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.
0