Cần có cơ chế đột phá để thu hút nhân tài
Trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đội ngũ trí thức, nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Các nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp như điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, y sinh học... đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc nhờ vào nỗ lực của đội ngũ trí thức, nhà khoa học.
Các đại biểu trí thức, nhà khoa học nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đề xuất về việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu liên ngành, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tăng cường liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Đây là hướng đi cần thiết để Việt Nam không chỉ bắt kịp mà còn vượt lên ở một số lĩnh vực trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Biểu dương và ghi nhận những cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, để đưa đất nước phát triển giàu mạnh trong kỷ nguyên mới, cần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển lực lượng sản xuất số gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất số; đẩy mạnh công nghệ chiến lược, lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển nhanh, bền vững; thúc đẩy cách mạng chuyển đổi số, xem đây chính là chìa khóa, là đòn bẩy đưa đất nước phát triển vượt bậc trong kỷ nguyên mới.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tổng Bí thư tin tưởng, với trí tuệ, sức sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ trí thức, nhà khoa học Việt Nam sẽ tiếp tục có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
Theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 9 cây cầu lớn vượt sông Hồng. Trong đó, dự kiến một số công trình sẽ triển khai hoặc được phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong năm 2025.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị trọng điểm.
Theo thống kê của Ban Tổ chức Thành uỷ, Hà Nội dôi dư 800 cán bộ, công chức sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính, sẽ có những chính sách ưu đãi đề giải quyết số lượng nhân sự này.
2024 là một năm đặc biệt của Thủ đô Hà Nội, năm đưa Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ thành phố đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Chính phủ vừa có Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.
0