Cần có kế hoạch đào tạo giáo viên dân tộc thiểu số

Ngày 2/11, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến để triển khai các quyết định, chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số.

Quang cảnh Hội nghị tại Bộ GDĐT

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tới 24 địa phương, 5 đại học, trường đại học.

Bộ GD&ĐT đánh giá, trong nhiều năm qua công tác giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó, giúp học sinh dân tộc thiểu số phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hoá của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Đại diện một số trường đại học kiến nghị cần có sự linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số. Đồng thời, để giải bài toán giáo viên có trình độ đại học giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai.  

Đại diện một số trường cũng đề nghị Bộ cho phép mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng dân tộc thiểu số. Bởi nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số ở các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống không chỉ dừng lại ở giáo viên, học sinh, sinh viên.

Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số. Đại phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời, bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đề nghị địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hoá, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Triển khai sâu rộng có hiệu quả việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Các cơ sở đào tạo cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này, học sinh lớp 12 toàn quốc đang tích cực ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT trên ứng dụng Hà Nội ON dành cho học sinh lớp 12.

Bắt đầu từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp đến gần, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa lưu ý một số điểm quan trọng thí sinh cần nắm vững, để tránh xảy ra sai sót khi đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học.

Ngày 2/5, nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, giáo dục không chỉ dừng lại ở các phương pháp dạy truyền thống là học sinh đến trường để học. Và học tập trên các ứng dụng số ngày càng phát huy hiệu quả. Nhằm hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức ghi hình các tiết dạy hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, phát hành trên ứng dụng HANOI ON và trên sóng truyền hình kênh 2 của Đài Hà Nội.

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, nhiều người dành thời gian này để đi du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với những giáo viên dạy THCS, nhiều thầy cô lại lựa chọn dành thời gian này để giúp học sinh của mình ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Đồng thời, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên để các em có đủ điều kiện sức khỏe và tâm lý tham gia kỳ thi.