Cần cụ thể và cẩn trọng với sàn giao dịch xăng dầu
Sàn giao dịch xăng dầu trong nước, về bản chất là một Trung tâm giao dịch bao gồm 2 nhà máy lọc hóa dầu cùng các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ tham gia.
Tại đây, bên nào có xăng dầu sẽ tiến hành chào bán, bên nào thấy hợp lý sẽ mua, trả giá và đấu thầu. Hoạt động này không liên thông với thị trường quốc tế.
Khi tham gia vào sàn, các DN cần cân đối để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất, và xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường đúng nghĩa.
Ông Trịnh Quang Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, phản đối: ''Đối với thương nhân phân phối, chúng tôi phải có thoả thuận nguyên tắc mua và bán xăng dầu để ký thoả thuận nguyên tắc với thương nhân đầu mối. Tôi đề nghị bỏ bởi vì tôi là thương nhân phân phối tôi được ký với ông A, B, C thì bây giờ bảo tôi phải có văn bản thoả thuận nguyên tắc ký với với ông A, nhưng tôi chưa chắc thực hiện được bởi vì tôi phải phụ thuộc thời điểm, giao hàng, chiết khấu''.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết, giúp tăng cường tính minh bạch, công khai về giá cả, giao dịch, giảm rủi ro. Đồng thời, tạo cơ hội đầu tư cho tất cả các các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có quyền tham gia.
Ông Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: ''Doanh nghiệp được quyền tự do mua bán trên thị trường, không nên hạn chế, khi đã tự do hóa thì đương nhiên doanh nghiệp được quyền tự do như vậy''.
Cho rằng việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết, song các chuyên gia cũng lưu ý các thách thức như: chi phí ban đầu lớn, cần cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ ngăn chặn sự thao túng thị trường; năng lực tham gia của các doanh nghiệp; rủi ro về thị trường và phải tương thích với các quy định quốc tế.
Chính vì thế, việc thành lập và vận hành mô hình này sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng và cụ thể.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0