Cần cương quyết với những nghệ sỹ tai tiếng có hệ thống

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa

Văn hóa vẫn là một mặt trận

Mặc dù những biện luận từ nhân vật chính, rằng trang phục đó có cảm hứng từ các chương trình khác, là sự trùng lặp giống như mua những món hàng đó trên mạng…, nhưng khó tin là lại có sự trùng hợp đến mức huân chương vô cùng giống một biểu tượng ngụy quân ngụy quyền lại “tình cờ” xuất hiện công khai như vậy.

Đừng coi thường sức mạnh của các biểu tượng. Ai học ở Nga chắc cũng biết người Nga đặc biệt nhạy cảm với các biểu tượng của phát xít Đức. Họ đã mất hàng chục triệu người trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại, nên bất cứ hình thức tuyên truyền nào dù cố tình hay vô ý mà có thể hiện các biểu tượng liên quan đến phát xít đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Chúng cũng là những di sản văn hóa của một quá khứ đau thương, không bao giờ cho phép chúng xuất hiện trở lại một cách chính thức và ngang nhiên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Theo Bác, văn hóa văn nghệ là một mặt trận không kém phần ác liệt như mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”.

Theo Bác, văn hóa văn nghệ là một mặt trận không kém phần ác liệt như mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự.

Là nhà lãnh đạo thiên tài, Bác biết rõ vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa, nghệ thuật với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tin tưởng, mong muốn công tác giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nghệ sỹ luôn đi đầu xung kích, sáng tạo; xứng đáng là chiến sỹ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, một trong những lực lượng tiên tiến của cách mạng.

Mặt trận văn hóa tư tưởng cũng là nơi các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn công. Họ hiểu ảnh hưởng của các văn nghệ sỹ rất rộng lớn và lâu dài. Một nhà khoa học lỗi lạc có khi chỉ thu hút được lòng hâm mộ nhất thời của đám đông, còn một ca sỹ, một nhà văn, một nhà báo có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người trong hàng chục năm. Hãy nhớ lại xem mỗi chúng ta vẫn còn văng vẳng trong đầu biết bao nhiêu câu thơ, bao nhiêu bài hát được nghe từ thuở ấu thơ?

Thực tế, các bạn trẻ ngày nay khó lấy được học bổng khoa học kỹ thuật ở phương tây, nhất là những ngành quan trọng như công nghệ chế tạo, năng lượng hạt nhân, vật lý lý thuyết…, nhưng những ngành xã hội, văn nghệ,… thì rất dễ lấy học bổng, thậm chí tìm người cho không được.

Tất cả đều có lý do, đồng tiền của các nhà tư bản bao giờ cũng được đầu tư đúng chỗ sinh lợi nhiều nhất. Không ngẫu nhiên mà chỉ sau vài chục năm tuyên truyền, dân châu Âu đã đánh giá thấp vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2! Thậm chí có xu hướng vẽ lại lịch sử, cho rằng Liên Xô đã xâm lược châu Âu. Hay ở Trung Đông, hiệu quả của tuyên truyền mạnh đến mức dân tộc Do Thái được một bộ phận coi là đại diện cho lẽ phải, nhất là trong các hoạt động quân sự tàn bạo Israel đang nhằm vào dân thường Palestin.

Nếu bất cẩn, một bức tranh tương tự hoàn toàn có thể xảy ra ở những quốc gia khác.

Vô tình có hệ thống ?

Đúng là chúng ta nên hòa giải, nên hàn gắn quá khứ và hướng về tương lai. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta phải viết lại lịch sử và phủ nhận xương máu của hàng triệu đồng bào đã đổ xuống vì độc lập tự do.

Đừng nghĩ rằng những bê bối nào đó của Đàm Vĩnh Hưng chỉ là sơ suất vô tình. Nhìn lại sẽ thấy đây cũng không phải lần đầu tiên ca sỹ này tạo ra các vụ bê bối. Năm 2012, anh đã “khóa môi” một nhà sư trong đêm nhạc từ thiện, một hành động tạo ra những ảnh hưởng rất xấu, tạo nhận thức sai lệch về hành vi xã hội của nhiều bạn trẻ. Sau đó là những ồn ào liên quan đến nhiều vụ việc khác, như hỗn với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ồn ào khi đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2013), công khai chuyện nợ nần của mẹ ruột (2016), thường tạo cảm giác ca sỹ này “kể công” trong việc làm “sống lại” văn hóa Việt Nam Cộng hòa…

Một trong những chi tiết đáng quan tâm là ca khúc "Phố đêm" của tác giả Tâm Anh, nói về tâm sự của người lính chế độ Sài Gòn trước năm 1975, nhưng nó đã ngang nhiên nằm trong album "Tình ca 50" của Đàm Vĩnh Hưng, sau khi được xin phép biểu diễn với tác phẩm khác cùng  tên của tác giả Tuấn Kiệt. Album “Tình ca 50” sau đó phải thu hồi toàn bộ, và ca sỹ này thản nhiên giải thích anh không biết “Phố đêm” của Tâm Anh, chỉ biết có “Phố đêm’ của Tuấn Kiệt mà thôi, nên nhầm lẫn !

Không “phong sát”, nhưng không phải “phát sóng là xong” !

Gần đây, Trung Quốc rất cương quyết với các văn nghệ sỹ có ảnh hưởng xấu đến công chúng, không chỉ từ lối sống mà cả quan điểm chính trị. Họ có thể “phong sát” một nghệ sỹ xấu đến mức người đó tuyệt nhiên không còn cơ hội kiếm sống. Nhiều nghệ sỹ đã được phát sóng, nhưng sau khi vi phạm, đã bị xóa hoàn toàn khỏi các bộ phim, các chương trình TV, thậm chí tìm trên mạng cũng không còn thấy tăm hơi gì.

Audio: Cần cương quyết với những nghệ sĩ tai tiếng có hệ thống

Thực ra những gì Trung Quốc làm không hề mới. Chính Việt Nam chúng ta đã nhìn thấy điều này từ vài chục năm về trước, khi còn quan tâm mạnh mẽ đến xây dựng nền văn hóa lành mạnh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong bài viết Tri thức tư sản chỉnh phong (đăng trên báo Nhân dân, 1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết và đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng nền nghệ thuật cách mạng. Bác phê phán quan điểm cho rằng nghệ thuật là một quá trình hoàn toàn tự phát, không cần đến sự lãnh đạo của Đảng, đó là “một tư tưởng sai lầm, nguy hiểm, nó có thể đưa văn nghệ xa rời nhân dân, thậm chí phản bội nhân dân”.

Thực tế gần đây nhiều văn nghệ sỹ có sai phạm, nhưng hầu hết được được xử lý theo kiểu giơ cao đánh khẽ. Vài dòng xin lỗi, dăm câu trả lời phỏng vấn, vài bài trên báo lá cải rửa bùn bê bối, đánh bóng tên tuổi, rồi chuyện cũng êm, và họ lại được kiếm tiền trên lãnh thổ Việt Nam. Thậm chí họ còn kiếm được nhiều hơn, vì những vụ bê bối ấy đôi khi lại còn hâm nóng lại những cái tên đã nguội lạnh. Và tất nhiên, họ sẽ lại lan tỏa mạnh mẽ hơn những yếu tố độc hại ra xã hội. Những ca sỹ có thực tài, có thanh sắc, được đào tạo bài bản thì lại hiếm khi thành công; do sự thành công trong showbiz bây giờ đi liền với các scandal. Tuy nhiên, nếu quản lý quá lỏng lẻo thì các “ngôi sao” này sẽ làm hỏng không chỉ những thế hệ trẻ.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải tìm lại với lời căn dặn của Bác Hồ, và những cơ quan quản lý văn hóa, đặc biệt là cơ quan quản lý ở những thị trường như TP. Hồ Chí Minh, cần thực sự nắm vững những định hướng lớn của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý văn hóa và nghệ thuật, thực sự phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước.

Trên cánh đồng của những văn hóa và nhận thức xã hội, những mầm mống mơ hồ gieo xuống hôm nay có thể lớn lên thành những thảm cỏ dại sau này không cách gì diệt được !

Tác giả: Thiên Lương
Đồ họa: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Suốt chiều dài hơn 2km của tuyến đường đê ở xã Đông La, huyện Hoài Đức, rất nhiều hoa đủ sắc màu, cả hoa thật và hoa tranh vẽ.

Trong một không gian gần gũi, thân thiện, nhiều bạn trẻ đã hòa mình vào các hoạt động đa dạng, gắn với xẩm tàu điện, đậm chất cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường trong chương trình có tên gọi "Say xẩm".

Vào đêm thi thứ 2 của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, đội tân binh Hoa Kỳ đã tạo nhiều bất ngờ cho khán giả khi phối hợp tinh tế giữa các dòng nhạc với kỹ thuật pháo hoa hiện đại.

Các tác phẩm tiêu biểu của Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 11 với đề tài “Hà Nội - miền di sản” đang được trưng bày tại Phố sách Hà Nội.

Khu phố cổ Hà Nội luôn là địa điểm thu hút du lịch đặc biệt của thành phố Hà Nội. Nhiều công trình đã được chỉnh trang, cải tạo để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời thúc đẩy hình thành các không gian sáng tạo mới của Thủ đô.

Bức sơn dầu 'Người hát dân ca' của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được gõ búa với mức giá hơn 1 triệu USD ( khoảng 27 tỷ đồng) tại phiên đấu giá Sotheby’s Paris.