Cần đảm bảo công bằng khi xét tuyển sớm đại học

Học kỳ 2 mới đi được nửa chặng đường nhưng nhiều trường đại học đã bắt đầu nhận đăng ký hồ sơ, đặt giữ chỗ. Nhiều ý kiến lo ngại việc tuyển sinh sớm gây mất công bằng cho các thí sinh.

Còn gần 3 tháng nữa mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng Hồng Trang (trường THPT Tiền Phong, Hà Nội) đã tranh thủ tìm hiểu các trường đại học xét tuyển bằng học bạ để tới nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Em đã đủ điều kiện bước đầu để đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Nguyễn Trãi. "Xét tuyển sớm tỷ lệ cạnh tranh không cao, bởi dựa vào điểm học bạ, mà điểm học bạ em cao, em muốn giảm cạnh tranh nên đến đăng ký sớm", Hồng Trang nói.

Theo ông Trần Văn Tuyến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi: "Xét sớm để ưu tiên cho các trường lựa chọn thí sinh phù hợp với nhà trường, đặc biệt các thí sinh có thành tích trong học tập hoặc các thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi riêng. Từ đó, giúp trường chủ động nguồn thí sinh, nâng cao chất lượng đầu vào".

Xét tuyển sớm có thể giúp các trường chủ động nguồn thí sinh, nâng cao chất lượng đầu vào

Ông Thân Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "nhà trường đánh giá xét tuyển sớm phù hợp với đa phần các bạn thí sinh, và tất cả các bạn thí sinh dù có cả chứng chỉ quốc tế vẫn có thể xét bằng kết quả học tập. Do đó, phương thức dùng kết quả THPT sẽ có nhiều thí sinh đăng ký, tuy nhiên nhiều thí sinh đăng ký thì điểm trúng tuyển cũng tăng lên".

Thống kê năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có 214/322 cơ sở đào tạo xét tuyển sớm. Tuy nhiên, chỉ có 30% số thí sinh đăng ký xét tuyển sớm trúng tuyển và nhập học, thậm chí ở một số trường là 20%.

Để có thể cân bằng khi xét sớm và đảm bảo công bằng cho thí sinh thì các trường phải đặt chỉ tiêu rõ ràng cho từng phương thức

Để có thể cân bằng khi xét sớm và đảm bảo công bằng cho thí sinh, các trường phải đặt chỉ tiêu rõ ràng cho từng phương thức và phải tuân thủ chặt chẽ khi xét tuyển. Theo PGS. TS. Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải: "Phải đảm bảo tỷ lệ từng phương thức, ví dụ phương thức học bạ khoảng 30%, tối đa 50%, nhưng số lượng gọi trúng tuyển phải sát với phương thức. Đăng ký bằng phương thức nào, để thí sinh nhập học bằng đúng phương thức đăng ký trúng tuyển, như vậy nếu có thì lệch không đáng kể".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.