Cần điều chỉnh bổ sung quyền sử dụng tài sản công
Quốc hội thống nhất và tán thành với sự cần thiết của 8 nhóm chính sách sửa đổi, bổ sung và 7 Dự án Luật sửa đổi, trình tại kỳ họp.
Góp ý về Luật Ngân sách Nhà nước, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát, quy định cụ thể về nhiệm vụ chi và nguồn chi để đảm bảo bao quát đầy đủ, phù hợp với các luật đã và đang sửa đổi. Đồng thời, Quốc hội đề nghị bổ sung chi tiết thêm đối với nội dung chính sách sử dụng ngân sách dự phòng địa phương và việc chi dự án cấp bách.
Đại biểu Trần Trí Cường - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng góp ý: "Về bổ sung quy định chính sách sử dụng ngân sách địa phương, qua thực tiễn, các địa phương thường phát sinh những phụ chi khác, nếu không được quy định sẽ rất khó thực hiện. Do vậy, ngoài quy định như dự thảo đã trình, đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm quy định được sử dụng những phần ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ nghiêm trọng, phòng chống dịch, xoá nhà tạm, xây dựng các công trình trên đảo, khu vực biên giới và các trường hợp cần thiết khác để đảm bảo cho các địa phương trong tổ chức thực hiện".
"Theo quy định, các năm tiếp theo sẽ sớm đầu tư phân bổ cho các dự án nằm trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. Nhưng nếu dự án cấp bách không được bổ sung vào danh mục, vậy những năm tiếp theo sẽ được phân bổ trên căn cứ nào?" là ý kiến của Đại biểu Triệu Quang Huy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.
Quy định về việc quản lý tài sản công theo Dự án Luật sửa đổi đang còn chưa cụ thể và rõ ràng cho từng cấp, các đại biểu còn có ý kiến cụ thể trong việc sử dụng quyền sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết.
Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nêu ý kiến rằng: "Trên cơ sở quy định thẩm quyền của Chính phủ, thì các bộ, ngành, HĐND các cấp quy định thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công cho các cơ quan cấp dưới. Theo tôi ở đây đang có một sự chồng lấn về phạm vi, Chính phủ quy định gì và các cơ quan cấp dưới sẽ quy định như thế nào? Chúng tôi đề nghị cần có sự rà soát để tránh việc mâu thuẫn chồng chéo ngay trong chính bộ luật này".
Ý kiến của các đại biểu sẽ được Ban soạn thảo tổng hợp và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu.
Dự kiến, chiều nay (7/11), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Sáng 24/22, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày Hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại thủ đô Phnôm Pênh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia.
Từ ngày 1/1/2026, các quy định về bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em khi lưu thông bằng ô tô, theo Luật Trật tự An toàn giao thông, sẽ chính thức có hiệu lực.
Đại diện hãng hàng không vừa công bố cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo Quyết định số 19 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp, từ ngày 1/7/2026 chính thức áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp từ mức 3 lên mức 4.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
0