Cần giải pháp đồng bộ để hạ nhiệt giá nhà

Trước bối cảnh giá nhà tăng cao bất hợp lý như hiện nay, Nhà nước nên dùng công cụ tiền tệ để điều tiết thị trường. Các nhà phát triển dự án cần có điểm dừng hợp lý, không lấy đất bằng được. Các nhà đầu tư thứ cấp thận trọng lựa chọn và thích ứng hơn với quy luật mới của thị trường. Tất cả để thấy rằng muốn giảm giá nhà cần phải có các giải pháp đồng bộ.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, dự báo nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng bởi ước tính sẽ có 50% dân số sống tại các đô thị. Riêng Hà Nội, dự báo đến năm 2025, thành phố có thêm khoảng 157.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai chỉ bao gồm 59.000 căn hộ các hạng, 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 nhà ở xã hội dự kiến mở bán. Do đó sẽ thiếu hụt 70.300 nhà ở. Ngoài ra, theo ghi nhận, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm. Nhưng mức tăng trưởng giá căn hộ là 13%/năm. Điều này cho thấy, tốc độ tăng giá nhà hơn gấp đôi thu nhập bình quân. Từ đó để thấy rằng, giảm giá nhà là câu chuyện cấp thiết cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Có thể thấy rằng, một trong những giải pháp để kéo giá nhà giảm xuống hiện nay là đảm bảo nguồn cung đúng với nhu cầu ở thực của người dân. Tuy nhiên, quỹ đất trong khu vực trung tâm ngày càng khan hiếm, kéo theo việc phát triển nhà giá rẻ trong nội đô gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đẩy mạnh phát triển các dự án nhà giá rẻ ở ngoại thành, vùng ven thành phố. Để làm được điều này, cần tăng cường đầu tư, mở rộng hạ tầng kết nối, khi khoảng cách không còn là vấn đề cần cân nhắc để lựa chọn nơi cư trú, xu hướng dịch chuyển từ khu vực trung tâm sang ven đô là tất yếu.

Hạ nhiệt giá nhà cần giải pháp đồng bộ

Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm tháo gỡ các vấn đề vướng mắc về pháp lý, hoặc có thể áp dụng và phát huy hiệu quả hình thức Quỹ tín thác tại các địa phương.

Hơn nữa, thông tin về quy hoạch, hạ tầng tại các địa phương cần được công khai, minh bạch. Chừng nào những thông tin này vẫn mang nặng tính đồn đoán sẽ tạo cơ hội cho việc thổi giá bất động sản. Hệ lụy là giá nhà chưa đến tay người dân đã bị thổi lên rất cao.

Ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành Bất động sản, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết: “Bây giờ tất cả các cái Nghị quyết, Nghị định, chính sách, chiến lược, quy hoạch, định giá, bồi thường, đều phải dựa vào dữ liệu của thị trường. Bởi vì nếu chúng ta không có dữ liệu thật của thị trường thì chúng ta sẽ không có cái quyết sách sát với thị trường.”

Ngoài ra, để kéo giảm giá nhà, phải có cơ chế, chính sách để lành mạnh hóa thị trường như đánh thuế tài sản để chống đầu cơ, tránh bỏ phí tài nguyên đất đai, tăng cường giao lại quỹ đất sạch, lớn cho doanh nghiệp thông qua hình thức đấu thầu để doanh nghiệp có đất sạch và sớm triển khai dự án với giá thành hợp lý. Giảm thiểu thủ tục đầu tư, bỏ các cơ chế xét duyệt không cần thiết. Đặc biệt là với dự án nhà ở xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.

Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.