Cần lộ trình phù hợp để hạn chế xe máy chạy xăng
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó hơn 6 triệu xe máy. Xe gắn máy không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn là phương tiện mưu sinh của rất nhiều người. Chính vì vậy, việc đề xuất hạn chế xe máy vào nội đô khiến người mừng, người lo.
Ông Hoàng Văn Sơn (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) làm nghề chạy xe ôm gần chục năm nay, từ ngày về hưu ông dành dụm, chắt bóp được gần chục triệu đồng mua chiếc xe máy xăng loại cũ. Mỗi ngày cũng được vài chuyến, thu nhập vài trăm nghìn đồng. Cuộc sống của vợ chồng già chủ yếu nhờ nguồn thu nhập này. Khi biết tin hạn chế xe máy vào các quận nội thành, ông cũng không khỏi tâm tư.
Ông Hoàng Văn Sơn chia sẻ: “Chủ trương của Nhà nước thì chúng tôi sẽ chấp hành, nhưng bỏ ra gần hai chục triệu mua cái xe mà tới đây phải chuyển đổi thì cũng khó khăn, mong được Nhà nước hỗ trợ ”.
Cũng như ông Sơn, ông Phạm Văn Chính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ có chiếc xe máy cũ, tranh thủ lúc không có khách, ông chạy thêm ship hàng để có thêm thu nhập. Vì đã có tuổi và bị cạnh tranh bởi ứng dụng gọi xe công nghệ nên khách đi xe ôm truyền thống cũng ngày một ít đi. Với đề án hạn chế xe máy chạy xăng khiến những người lao động phụ thuộc vào phương tiện này như ông ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
Ông Phạm Văn Chính cho hay: “Tôi thấy cấm toàn bộ xe máy là ảnh hưởng lớn không chỉ mình tôi mà còn nhiều người, ví dụ cái xe tôi chạy xăng đây thì mong Nhà nước hỗ trợ để chuyển đổi phương tiện được chút nào thì hay chút đấy".
Dự kiến, việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp (LEZ), hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện ngay từ đầu năm 2025. Theo đề án, những khu vực được xác định là vùng phát thải thấp sẽ phải áp dụng các biện pháp về giao thông và kinh tế để giảm ô nhiễm không khí. Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.
Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là hoạt động giao thông. Theo tính toán, phát thải gây ô nhiễm từ phương tiện giao thông hiện nay đang chiếm tới 54 - 72% nguyên nhân gây ô nhiễm.
Theo các chuyên gia, việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy lưu thông trong nội đô là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, Hà Nội cần đánh giá tác động vào xã hội và cần có một lộ trình phù hợp gắn liền với những giải pháp đồng bộ và nhân văn.
PGS. TS Bùi Thị An, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: “Để thực hiện đề án này có nhiều vấn đề cần xem xét như: người dân có điều kiện đổi phương tiện mới không, có điều kiện hạ tầng để thay thế xe máy chạy xăng chưa... Nếu hạn chế phương tiện cá nhân thì tôi thấy cực kỳ tốt và sẽ thấy hiệu quả ngay tại Hà Nội”.
“Ở Việt Nam khác các nước khác, như xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là công cụ mưu sinh của nhiều gia đình, cho nên phải nghiên cứu khâu này. Nếu như người vận chuyển phải yêu cầu dùng năng lượng không hóa thạch thì cần có chính sách hỗ trợ cho họ chuyển đổi phương tiện” - PGS. TS Bùi Thị An, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ thêm.
Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã hoàn thiện dự thảo theo ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan. Tới đây, sau khi dự thảo được Sở Tư pháp thẩm định sẽ trình UBND thành phố thống nhất, sau đó phương án sẽ được HĐND thành phố xem xét, thông qua trong trong kỳ họp cuối năm nay. Qua tham vấn ý kiến cộng đồng về dự thảo quy định vùng phát thải thấp, tỷ lệ người được tham vấn đồng thuận xây dựng vùng phát thải thấp lên đến 51%.
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
0