Cân nhắc áp thuế vat 5% với phân bón

Sáng nay 14/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong đó, việc áp mức thuế VAT 0% hay 5% đối với phân bón vẫn là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

Sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này, Chính phủ đề xuất, mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế 5%. Do phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào cho nguyên vật liệu.

Điều này không chỉ làm tăng giá phân bón mà còn khiến các doanh nghiệp phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so hàng nhập khẩu.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Đang từ 0% mà lên 5%, đây là thuế gián thu thì người nông dân phải chịu giá trị đầu vào. Quan điểm của tôi là phải bảo vệ người nông dân.

Dẫn chứng, phân tích số liệu trong báo cáo đánh giá tác động, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho rằng việc áp thuế phân bón 5% để giảm giá thành, giá bán là không thuyết phục.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, đánh giá tác động đầy đủ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nông dân và doanh nghiệp.

Thống nhất cần cân nhắc thật kỹ việc áp thuế phân bón, nhiều ý kiến cho rằng chất lượng phân bón mới là vấn đề cần quan tâm hơn cả.

Bảo vệ cho đề xuất áp thuế VAT 5% đối với phân bón, đại diện cơ quan soạn thảo, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cùng với việc điều hành và kiểm soát giá tốt, người nông dân sẽ không phải chịu thiệt.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, đánh giá tác động đầy đủ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nông dân và doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đại tướng Nguyễn Quyết là người cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 22 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Chiều 24/12, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương cùng tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Kỳ họp thứ 20, tại quận Tây Hồ.

Tính đến 14h ngày 23/12/2024, toàn bộ các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương đã hoàn thiện và gửi đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác tiếp nhận các nhiệm vụ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng thời triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Bí thư Nguyễn Quyết và Thành ủy Hà Nội đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, mà dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã từ trần vào hồi 21 giờ 9 phút ngày 23/12/2024.