Cân nhắc kỹ khi áp thuế GTGT 5% với phân bón

Thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đa số các đại biểu cho rằng cần rà soát kỹ và có lộ trình khi quyết định áp thuế với đối tượng vốn không chịu thuế như phân bón hay các vật tư nông nghiệp khác vì sẽ ảnh hưởng lớn đến người nông dân và kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng lương thực khác.

Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nêu ý kiến: “Nếu luật vẫn giữ 5% đối với mặt hàng phân bón thì nông dân phải bỏ ra khoảng 6 nghìn tỷ đồng. Còn nếu dự thảo luật áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% đối với mặt hàng phân bón thì khoảng 2 nghìn tỷ đồng thay vì được bổ sung vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thì nguồn này sẽ hỗ trợ lại cho doanh nghiệp và nông dân. Như vậy nông dân sẽ được giảm đáng kể chi phí đầu vào.”

Đại biểu Tô Ái Vang, đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng.

Theo đại biểu Tô Ái Vang, Quốc hội và Chính phủ nên chọn cái được cho nông dân để thể hiện rõ các chính sách sẽ được luật hóa.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Theo xu thế và khuyến cáo, hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Bên cạnh giá phân bón vô cơ diễn biến phức tạp, thị trường phân bón hữu cơ được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ kép.

Vì vậy, đại biểu nhận thấy, nếu dự thảo luật đưa mặt hàng phân bón là đối tượng chịu mức thuế suất 5% như dự kiến thì tăng áp lực cho nông dân trong điều kiện ngành nông nghiệp chịu nhiều tổn thương nhất.

Đại biểu Trần Anh Tuấn, đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh

Còn theo đại biểu Trần Anh Tuấn, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, việc sửa đổi luật đưa mức chịu thuế từ 0% lên 5% như dự thảo luật đối với một số mặt hàng là đầu vào của sản xuất, như vậy các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này sẽ giảm sức cạnh tranh, gây áp lực lạm phát các mặt hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Việc thiết kế hai chính sách này rất dễ gây xung đột chính sách khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhưng lại đưa đối tượng mới chịu thuế, sẽ làm giảm chính sách tài khóa mở rộng chúng ta đang thực hiện. 

Vì vậy, đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng, cần thiết kế chính sách theo lộ trình, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp cần tính toán lại chính sách thuế hợp lý, có thể đưa vào mức chịu thuế 0% thay vì 5% như dự thảo luật để doanh nghiệp được khấu trừ thuế, nhưng sản phẩm lương thực thực phẩm đầu ra không bị áp lực tăng giá, mà vẫn thực thi chính sách tài khóa mở rộng tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn. 

Đại biểu Trần Quốc Tuấn, đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Đại biểu Trần Quốc Tuấn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh kiến nghị cần đánh giá kỹ về tác động của việc chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng phải chịu thuế suất 5% ở cả hai góc độ.

Một là, nhìn từ góc độ tác động đến sự phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh phân bón, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hai là, góc độ thứ hai là tác động từ việc tăng giá của sản phẩm phân bón, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân ra sao, hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thế nào để Quốc hội xem xét, cân nhắc một cách thận trọng trước khi biểu quyết thông qua.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú, đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang

Đại biểu Nguyễn Danh Tú, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang cho rằng việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành sản xuất phân bón trong nước là vô cùng cần thiết và cần tiếp tục cân nhắc, nghiên cứu kỹ việc chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế suất 5%.

Vì phân bón là một trong những hàng hóa đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, là hàng hóa sử dụng thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, đặc biệt là người nông dân sẽ chịu tác động lớn bởi quy định này.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục cân nhắc, đánh giá tác động kỹ lưỡng nhiều mặt, đánh giá tác động từ phía các doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng như đánh giá tác động từ phía người nông dân trực tiếp sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

Đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng cần nhắc việc tăng thu ngân sách bằng điều chỉnh thuế giá trị gia tăng. Theo đại biểu, thuế giá trị gia tăng là thuế áp dụng đối với người tiêu dùng, không phải đối với người sản xuất. Tuy nhiên, khi giá hàng hoá tăng lên, mức tiêu thụ hàng hoá sẽ giảm, từ đó ảnh hưởng đến người sản xuất, ảnh hưởng đến người sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sản xuất.

Đại biểu nêu rõ, để phục hồi kinh tế, trong hai năm qua đã phải giảm thuế mới kích thích được sản xuất. Do đó, đại biểu đề nghị không nên tăng thu ngân sách bằng việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng. Để tăng thu ngân sách, đại biểu cho rằng có thể nghiên cứu thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với công tác khắc phục sự cố, cần huy động mọi nguồn lực nhằm cứu chữa nạn nhân vụ cháy. Đây là yêu cầu của Hà Nội nhằm đảm bảo điều kiện chữa trị tốt nhất cho các bệnh nhân.

Hà Nội vừa công bố mức hỗ trợ cho các nạn nhân tử vong và bị thương trong vụ cháy tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm.

Sáng nay, 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân - hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, đã xuất hiện nhiều loại vũ khí Việt Nam hiện làm chủ công nghệ sản xuất, trong đó có các vũ khí thế hệ mới.

Nhà ở riêng lẻ cần có lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, phòng khi có hoả hoạn xảy ra. Đây là tiêu chuẩn cần đưa vào quy chuẩn để bắt buộc áp dụng rộng rãi.

Tình trạng taxi dừng đỗ lộn xộn gây ùn tắc, cản trở giao thông trước cổng Bệnh viện Bạch Mai đã được lực lượng Công an phường và Công an quận Hai Bà Trưng kiểm tra, xử lý.