Cần nhiều giải pháp để phát triển đường sắt đô thị
Thành phố Hà Nội đang đề xuất xây dựng đồng loạt 12 tuyến đường sắt đô thị, trong đó 10 tuyến theo quy hoạch cũ và hai tuyến bổ sung và sẽ xây dựng đề án riêng cho lĩnh vực đặc biệt này.
Tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung, hiện chỉ có tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã được đựa vào vận hành. Còn Tuyến Nhổn – Ga Hà Nội sau hơn 13 năm thi công thì nay vẫn chưa thể khai thác dù cũng đã chạy thử nhiều lần và đội vốn gấp nhiều lần.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đến nay tiến độ thi công mới đạt 78%. Trong đó đoạn trên cao 8,5km về cơ bản hoàn thành đạt 99%, tuy nhiên đoạn đi ngầm 4km mới chỉ 36,5%. Theo chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nguyên nhân vướng mắc lớn nhất của dự án là do công tác giải phóng mặt bằng.
Ông Lê Trung Hiếu – Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết : "Giai đoạn khó khăn lớn nhất đầu tiên là giải phóng mặt bằng. Tất cả tuyến đường sắt đô thị gọi là tuyến cam kết, đi theo nội đô thì nhà nước dứt khoát phải làm chủ đầu tư , do đi vào khu đô thị chật hẹp và đã hình thành các dự án đô thị nên vấn đề giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn".
Mặc dù mức đầu tư lớn, dự án đường sắt triển khai còn rất chậm nhưng Hà Nội vẫn quy hoach và sẽ triển khai đồng loạt 12 tuyến đường sắt đô thị, trong đó 10 tuyến theo quy hoạch cũ và hai tuyến bổ sungvới hy vọng 20 năm nữa sẽ hoàn thành được cả 12 tuyến.
Thế nhưng, các chuyên gia nhận định để thực hiện đồng loạt 12 dự án như thế cần phải rất quyết tâm và triên khai đồng bộ nhiều giải pháp.
TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông cho biết: "Xã hội hóa đường sắt là chủ trương đúng nhưng đầu tư đường sắt đòi hỏi vốn lớn, lại dài hạn, không dễ sinh lãi nên nhà đầu tư rất cân nhắc".
Theo dự báo vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 sẽ đáp ứng được khoảng 27 - 31% nhu cầu, trong đó đường sắt đô thị chỉ có thể đáp ứng 4 - 7%.
Đến năm 2030, tỷ lệ đáp ứng của vận tải hành khách công cộng tăng lên 35 - 40%, trong đó đường sắt đô thị chiếm 10 - 14%. Một tỷ lệ này còn khá nhỏ nếu so với định hướng phát triển giao thông công cộng.
Sáng 5/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Toạ đàm "Báo chí với Ngày pháp luật Việt Nam", nhằm lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của báo chí trong công tác truyền thông pháp luật.
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, bà con nông dân huyện Ba Vì có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn nuôi đến mở rộng các mô hình sản xuất mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cô bé Mông Hoàng Thảo Ngọc, nạn nhân cuối cùng của trận lũ quét sau siêu bão Yagi tại Làng Nủ, Lào Cai đã xuất viện sau 50 ngày chiến đấu với tử thần tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngọc đã trở về Làng Nủ tiếp tục đến trường học, nhảy dây, chơi chuyền cùng bạn bè.
Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã chủ động chuẩn bị sớm kế hoạch sản xuất hàng Tết. Sản lượng hàng sẽ tăng khoảng 10-20%.
Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.
Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
0