Cần sớm cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, trải qua hơn 120 năm khai thác, cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn chạy tàu.

Theo phương án sửa chữa, sẽ thay mới, gia cố hệ dàn chủ, hệ dầm mặt cầu, hệ liên kết dọc dưới đối với hệ dầm Pháp; chống gỉ cho mặt trên mạ thượng,

Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1899, hoàn thành vào năm 1902. Cây cầu có kết cấu dàn thép dài 1,6 km gồm 19 nhịp. Trải qua hai cuộc chiến tranh, cầu Long Biên chỉ còn lại 9 nhịp ở phía Hà Nội và 3,5 nhịp phía Gia Lâm giữ được kiểu dáng cũ, các nhịp khác được thay thế.

Cầu Long Biên.

Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị đánh giá hiện trạng kỹ lưỡng và xem xét khả năng đầu tư dài hạn với nguồn vốn đầu tư phát triển để đảm bảo an toàn khai thác trước khi tuyến đường sắt đô thị số một Hà Nội triển khai và khi chưa triển khai tuyến đường sắt vành đai phía Đông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.