Cần sớm phá thế độc quyền trong kinh doanh vàng

Tình trạng độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu đã gây ra nhiều biến động mạnh đối với giá vàng SJC. Vì vậy, cần phải xem vàng như một loại hàng hoá thông thường và Ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh vàng, giống như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang làm.

Trong lịch sử, vàng từng được coi như một trong những phương tiện thanh toán được ưa chuộng, nhiều giao dịch giá trị lớn được quy thành vàng khiến các cơ quan quản lý lo ngại tình trạng "vàng hóa nền kinh tế". Nghị định 24 ra đời đã chấn chỉnh được tình trạng bất ổn định trên thị trường vàng vào thời điểm đó. NHNN đã trở thành cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên, sau 12 năm thi hành đến nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều.

Tình trạng độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu đã gây ra nhiều biến động mạnh đối với giá vàng SJC

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Phát triển một nền kinh tế thị trường thì cần phải có một thị trường tài chính tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Trong đó, chúng ta phải có một thị trường vàng theo thông lệ quốc tế, để có thể huy động các nguồn lực trong nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là phát triển nền kinh tế. Và rõ ràng là đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến cái việc phát triển thị trường vàng để đảm bảo cái nhu cầu dự trữ, mua bán cũng như là tích trữ của một cái bộ phận dân cư. Đồng thời phải đáp ứng được cái yêu cầu về vàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh."

Theo các chuyên gia, từ năm 2013 đến nay, nhà nước đã không sản xuất thêm vàng SJC ra thị trường. Với việc nhu cầu tăng cao trong thời gian qua đã có lúc chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến hơn 20 triệu/lượng. Do vậy, việc cần điều chỉnh quy định quản lý thị trường vàng là cần thiết lúc này. Nhất là tình trạng không bình đẳng giữa các sản phẩm vàng khác nhau trên thị trường.

Nhu cầu mua bán vàng tăng cao trong thời gian qua tạo nên sự chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến hơn 20 triệu/lượng

Ông Nguyễn Hữu Huân, chuyên gia phân tích thị trường tài chính cho rằng: "Chúng ta cần xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng, đặc biệt là thị trường vàng miếng. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đặc biệt kinh doanh vàng miếng thì đó phải là các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, hội tụ đủ các yêu cầu chứ không phải doanh nghiệp nào tham gia cũng được."

Xoá bỏ độc quyền, kinh doanh vàng như hàng hoá thông thường

Các chuyên gia cho rằng, nếu không cân bằng được thị trường vàng trong nước thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới càng cao thì tình trạng buôn lậu sẽ diễn ra. Đây là thời điểm cần trả vàng về cho thị trường vận hành và cơ quan quản lý làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, giá cả khi cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).

Phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng nay (8/5) với mức giá khởi điểm được đưa ra là 85,3 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao hơn nhiều so với các lần trước, trong bối cảnh giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục mới.

Theo bộ Công Thương, chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (7/5) đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa lắng dịu và mối quan hệ với phương Tây rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Giá dầu đã bất ngờ tăng trong phiên giao dịch hôm qua, sau khi Arab Saudi tăng giá dầu thô tháng 6 đối với hầu hết các khu vực do những lo ngại về tình hình xung đột ở Dải Gaza.

Sáng 7/5, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Kinh tế và thương mại Việt Nam giai đoạn 2018-2023: thành tựu, cơ hội và thách thức” để nhìn lại chặng đường 5 năm kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức.