Cần sớm thông qua Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng

Thảo luận Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, đa số đại biểu tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội theo thủ tục rút gọn tại một kỳ họp, đồng thời các đại biểu cũng đề nghị phải có chính sách đầu tư ưu đãi song hành để giữ chân các nhà đầu tư, tiếp tục thu hút đầu tư.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội: "Tôi đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tại kỳ họp này và chúng ta có thể giữ được quyền thu thuế cho quốc gia, đồng thời phù hợp với xu thế chung của nhiều quốc gia trong khu vực và cũng chuẩn bị sẵn sàng những lập luận cần thiết để khi những nhà đầu tư nước ngoài chịu ảnh hưởng của sắc thuế này sẽ trao đổi với chúng ta, khiếu kiện chúng ta, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng vấn đề này."

Thảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, ý kiến đại biểu cho rằng, nghị quyết đã ban hành trước đây chỉ giảm thuế giá trị gia tăng cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10%.

Hiện nay, tính hình kinh tế - xã hội đã thay đổi, nhiều ngành, lĩnh vực không được giảm thuế đang rất khó khăn, như kinh doanh bất động sản, ngân hàng, chứng khoán nên nghị quyết cần có tính bao hàm hơn.

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, cần có đánh giá kỹ lưỡng tình hình thực tế hiện nay để có quy định về phạm vi áp dụng giảm thuế GTGT của dự thảo Nghị quyết cho phù hợp với thực tiễn.

Tại phiên thảo luận, có ý kiến đề nghị làm rõ thêm sự cần thiết ban hành chính sách, đánh giá kỹ hơn khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng, đánh giá cơ sở tính toán dự báo tác động ngân sách và kinh tế vĩ mô trong dài hạn. Mốt số ý kiến đề nghị áp dụng chính sách cho cả năm 2024 chứ không chỉ 6 tháng đầu năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.

Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).

Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.