Cần sửa Luật Quy hoạch để tránh cục bộ, cát cứ

Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu tháo gỡ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Bộ đề xuất bốn nội dung định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch. Cụ thể:

- Về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các quy hoạch: dự thảo đề xuất quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, đồng thời bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Về kinh phí cho hoạt động quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch: dự thảo đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về việc cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh các loại quy hoạch. Nghiên cứu mở rộng hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

- Về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch: nghiên cứu bổ sung quy định về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; xem xét phân cấp thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thiện quy trình lập, lấy ý kiến, thẩm định, trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục.

- Về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch cần đẩy mạnh công khai, minh bạch của hoạt động quy hoạch; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu về quy hoạch của người dân. Có thể thấy việc sửa đổi Luật Quy hoạch là thực sự cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp lập quy hoạch để khơi thông mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.

Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².